Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 47)

Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100100745 do Sở

Ke hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/07/2005. Vì vậy nên Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các HĐKD theo quy định của pháp luật bao gồm:

* Xây lắp điện

Hiện nay, CTCP Xây lắp Điện I đang là một trong những DN hàng đầu Việt Nam

về lĩnh vực xây lắp điện. Với kinh nghiệm thi công nhiều dự án trọng điểm về truyền tải điện quốc gia, đặc biệt là các gói dự án tổng thầu EPC, PC và các dự án có tính đặc thù cao như trạm Gis, dự án cấp điện ra đảo, dự án cáp ngầm... Công sở hữu đội ngũ lao động với trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, luôn sử dụng trang thiết bị hiện đại trong hoạt động SXKD. PCCl đã nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng cho hầu hết các công trình kể từ năm 2015 công nghệ Navifly, giúp việc thực hiện thi công ở những nơi có địa

hình nguy hiểm, trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian và sức người.

Năm 2020, PCCl đã thực hiện đầu tư cần cẩu bánh xích Zom-lion ZCC9800W 800 tấn với lợi thế chiều cao lắp lên đến 180m, hệ thống các cẩu, xe, thiết bị hỗ trợ phù hợp với biện pháp thi công lắp đặt các turbine điện gió ngoài biển và trên bờ

* Đầu tư năng lượng

Đầu tư thủy điện

Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, PCC1 khẳng định năng lực đầu tư chuyên nghiệp với nguồn lực sẵn sàng, quy trình quản lý chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến, luôn luôn kiểm soát chất lượng và tiến độ. Đến nay, PCC1 đã vận hành thành công 07 nhà máy thủy điện với tổng công suất 169 MW, sản lượng vượt thiết kế. Các nhà máy thủy điện tiếp theo đang được chuẩn bị đầu tư.

Đầu tư điện gió

Đến nay PCC1 tiếp tục phát triển các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại các khu vực có lợi thế, mục tiêu công suất phát điện đạt 700 MW vào năm

2025, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch của quốc gia.

Hiện tại, PCC1 đang đầu tư 3 dự án điện gió lớn là: Dự án điện gió Liên Lập, Phong Huy, và Phong Nguyên cùng công suất 150 MW tại Quảng Trị.

* Sản xuất công nghiệp

PCC1 là DN có quy mô lớn nhất cả nước về thiết kế và chế tạo cột thép đơn thân 110 KV, 220 KV - 1, 2, 4 mạch; cột thép liên kết thanh lên đến 750KV với dây chuyền hiện đại tích hợp hệ thống điều khiển CNC với tổng công suất trên 50.000 tấn mỗi năm. Công ty đã nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh

sản phẩm Cột thép thanh cái ống từ đối tác AG-AJKAWA (Nhật Bản). Năm 2019 đã triển khai thành công ra thị trường tại dự án điện mặt trời BIM Ninh Thuận. Sản phẩm cột thép mới của PCC1 với nhiều tính năng ưu việt đã được lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đối tác, khách hàng đánh giá cao về tính phù hợp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các công trình truyền tải điện Quốc gia.

Cùng với thị trường trong nước, Công ty vẫn bám sát các dự án nước ngoài để như Úc, Banglades, Papua New Guinea, Myanmar nhằm tăng doanh thu xuất khẩu

Trong lĩnh vực sản xuất vật tư các thiết bị ngành điện, PCC1 luôn chú trọng vào nghiên cứu đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, chế tạo, gia công sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng làm tiêu chí xây dựng uy tín thương hiệu.

Đầu tư, kinh doanh bất động sản

Hiện nay, PCC1 đang sở hữu hơn 100.000 m2 đất tại khu vực Hà Nội, Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến nay, PCC1 đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng một số dự án dưới đây được thị trường và khách hàng đánh giá cao, qua đó nâng cao uy tín và hình ảnh PCC1: PCC1 Nàng Hương, Mỹ Đình Plaza 1, PCC1 Complex Hà Đông, Mỹ Đình

Chỉ tiêu 2018 Tỷ trọn g (%) 2019 Tỷ trọn g (%) 2020 Tỷ trọn g (%) 2018/ 2019 Chênh lệch Tỷ lệ 2019/ (%) 2020 Tỷ lệ(%)

1. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,084,422 100 5,845,023 100 6,678,601 100 760,601 14.96 833,57 8

14.26

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - - - -

Plaza 2. Bên cạnh đó, PCCl đang triển khai một số dự án khác như PCCl Vĩnh Hưng và dự án PCC1 Thăng Long (Bắc Từ Liêm).

Tư vấn và dịch vụ; kinh doanh thương mại

Với vai trò đồng bộ với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi trên, đóng góp vào kết quả kinh doanh chung và nâng cao vị thế của PCC1 còn là sự phát triển mạnh của các hoạt động:

- Tư vấn thiết kế các công trình điện; Tư vấn đền bù, giải phóng mặt bằng; đo đạc địa chính, và giải thửa trích đo thửa đất để phục vụ cho đền bù thi công công trình.

- Tư vấn quản lý các dự án thủy điện, dịch vụ quản lý sau đầu tư thủy điện;

- Kinh doanh thương mại: chủ yếu là phôi thép.

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I

2.2.1. Khái quát chung về kết quả kinh doanh

Tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của một DN được tổng hợp trên báo cáo kết quả HĐKD. Tình trạng tài chính của DN sẽ tốt nếu quản lý tốt chi phí và tạo ra lợi nhuận; và ngược lại. Như vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty ta đi xem xét báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2018 - 2020.

Bảng 1 - Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,084,422 100 5,845,023 100 6,678,601 100 760,601 14.96 833,578 14.26

4. Giá vốn hàng bán 4,218,668 83 5,026,318 86 5,516,946 83 807,650 19.14 490,62

8 9.76

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 865,754 17 818,705 14 1,161,654 17 -47,049 -5.43 342,94 9 41.89

6. Doanh thu hoạt động tài chính 28,419 1 37,796 1 37,256 1 9,376 32.99 -540 -1.43

7. Chi phí tài chính 150,085 3 171,823 3 243,841 4 21,738 14.48 72,018 41.91

- Trong đó: Chi phí lãi vay 147,743 3 171,290 3 242,367 4 23,548 15.94 71,077 41.50 8. Phần lãi lỗ hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 4,722 0 -33,455 -1 18,044 0 -38,177 -

808.45 51,499 -153.93

9. Chi phí bán hàng 46,926 1 22,434 0 70,552 1 -24,493 -52.19 48,119 214.49

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 161,495 3 201,890 3 267,723 4 40,396 25.01 65,832 32.61

11. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 540,390 11 426,899 7 634,838 10 -113,491 -21.00 207,94 0 48.71

12. Thu nhập khác 46,968 1 8,393 0 28,330 0 -38,575 -82.13 19,937 237.56

13. Chi phí khác 7,888 0 2,418 0 11,356 0 -5,470 -69.34 8,93

8 369.66

14. Lợi nhuận khác 39,080 1 5,974 0 16,974 0 -33,106 -84.71 10,999 184.10

15. Lợi nhuận kế toán trước thuế 579,470 11 432,873 7 651,812 10 -

146,596 -25.30

218,93 9 50.58

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 88,786 2 53,317 1 121,452 2 -35,469 -39.95 68,135 127.79

17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -718 0 3,097 0 -13,721 0 3,815 -

531.42 -16,819 -543.03

18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 491,401 10 376,459 6 544,082 8 -114,942 -23.39 167,62 2 44.53

Nguồn: Tính toán theo BCTC của CTCP Xây lắp Điện I giai đoạn 2018 -

Chỉ tiêu 2018 Tỷ trọng 201 9 Tỷ trọng 202 0 Tỷ trọng Chênh lệch (%) 2018/ 2019/ 2019 2020 Doanh thu 5.08 4 100% 5.84 5 100% 6.67 9 100% 15 14 Xây lắp điện________ 1.73 1 34% 3.000 51% 3.061 46% 73 2 Sản xuất công nghiệp 49 9 10% 98 1 17% 82 6 12% 97 -16

Đầu tư năng lượng 55

9 11% 255 9% 685 13% -1 55 Đầu tư bất động sản 96 9 19% 21 3 4% 74 8 11% -78 251 Kinh doanh khác 1.32 7 26% 1.09 9 19% 1.18 8 18% -17 8

a. Phân tích doanh thu

Biểu đồ 1 - Doanh thu thuần giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: BCTC của CTCP Xây lắp Điện I giai đoạn 2018 - 2020

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có sự tăng trưởng khá đều trong vòng 3 năm gần đây. Giai đoạn 2018 - 2019, doanh thu thuần tăng 14,96%

từ 5.084 tỷ đồng lên 5.845 tỷ đồng, và tiếp tục tăng 14,26% lên 6.679 tỷ đồng vào năm 2020.

CTCP Xây lắp Điện I hoạt động kinh doanh với 4 lĩnh vực chính đó là: Xây lắp điện, sản xuất công nghiệp, đầu tư năng lượng, đầu tư và kinh doanh bất động sản. Ta cần đi sâu phân tích doanh thu cấu thành từ 4 lĩnh vực này, cụ thể như sau:

Bảng 2 - Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực giai đoạn 2018 -2020

Nguồn: Tính toán theo BCTC của CTCP Xây lắp Điện I giai đoạn 2018 - 2020 - Lĩnh vực xây lắp điện:

Nhìn vào bảng 2 ta thấy, xây lắp điện là mảng đầu tư chính của PCC1, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu mỗi năm.

Năm 2019, doanh thu xây lắp điện tăng trưởng mạnh mẽ 73% so với năm trước. Tăng trưởng này cấu thành từ nguồn giá trị còn lại đến từ các hợp đồng năm 2018 chuyển

sang, cùng với việc năm 2019 PCC1 cũng ký hợp đồng mới thêm được 2.952 tỷ đồng. Đây cũng là cơ sở cho việc doanh thu mảng này tiếp tục tăng trưởng vào năm 2020 cũng

như các năm sau đó. Theo đó, năm 2020 tăng nhẹ khoảng 2% đạt mức 3.061 tỷ đồng. Doanh thu xây lắp điện 2020 bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 do các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động thi công xây lắp, nghiệm thu tại công trường hay xác nhận hồ sơ thanh toán đều bị ảnh hưởng.

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

Đây cũng là một lĩnh vực được Công ty quan tâm và chú trọng đầu tư khi chiếm tỷ trọng 3 năm cao thứ 2 sau mảng xây lắp điện. Song hành với tăng trưởng của khối xây

lắp điện, khối sản xuất công nghiệp năm 2019 cũng bứt phá với doanh thu tăng 97%. Sự tăng này là nhờ năm 2019, PCC1 đã sản xuất và cung cấp cho hàng loạt dự án trọng điểm

Chỉ tiêu 2018 Tỷ trọng 2019 trọngTỷ 2020 trọngTỷ Chênh lệch (%) 2018/ 2019/ 2019 2020 Giá vốn hàng bán 4.21 9 100% 5.02 6 100% 5.51 7 100% 19 10 Xây lắp điện________ 1.55 9 37% 2.736 54% 2.753 50% 75 1

giảm 16% do năm 2019 ghi nhận một lượng lớn giá trị sản phẩm cung cấp cho dự án 500

kV mạch 3 và một phần do cách phân loại sản xuất công nghiệp cho các hợp đồng PC, EPC sang mảng xây lắp điện.

- Lĩnh vực đầu tư năng lượng:

Trong lĩnh vực thủy điện, cuối năm 2019, các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng do

lưu lượng nước giảm dẫn đến sản lượng điện giảm. Tuy nhiên công tác vận hành đã ổn định, tối ưu thời gian phát điện cao điểm nên giá bán bình quân tăng so với cùng kỳ và doanh thu không sụt giảm đáng kể, chỉ giảm 1%. Đến năm 2020, tình hình thủy văn tại khu vực phía Bắc nhìn chung đã thuận lợi hơn, cùng với việc phát điện thêm 2 nhà máy Bảo Lạc B và Sông Nhiệm 4 vào tháng 7/2020 (cùng với thủy điện Mông Ân vào cuối 2019) .

Trong lĩnh vực điện gió, PCC1 đã mua thành công các dự án Điện gió Liên Lập (năm 2019), Dự án điện gió Phong Huy và Dự án điện gió Phong Nguyên (đầu năm 2020) , đang thực hiện đầu tư 3 dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ. Tất cả đã đóng góp cho doanh thu mảng này 856 tỷ đồng vào năm 2020, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ.

- Lĩnh vực đầu tư bất động sản:

Năm 2019, doanh thu bất động sản là 213 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch năm. Doanh

thu, lợi nhuận bất động sản năm 2019 có giá trị nhỏ do vào năm này Công ty mới thực hiện khởi công hai dự án PCC1 Thanh Xuân, PCC1 Vĩnh Hưng nên sẽ hoàn thiện và bàn

giao trong năm 2020. Vì tính chu kỳ nên sang năm 2020, PCC1 mới ghi nhận 748 tỷ đồng doanh thu từ lĩnh vực bất động sản, đóng góp 11% vào cơ cấu doanh thu của Công ty.

- Lĩnh vực khác:

Năm 2019, các hoạt động thương mại và hoạt động khác lại giảm nhẹ 17%. Hoạt động mua bán điện tương đối ổn định, doanh thu không có nhiều biến động nên tăng trở lại 8% vào năm sau.

b. Phân tích các khoản chi phí

* Giá vốn hàng bán:

Dựa vào bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty như đã phân tích, có thể thấy GVHB là một khoản chi phí rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu (hơn

80%). Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của khoản mục này cũng có thể ảnh hưởng đến cục diện kinh doanh của DN. Vậy nên, ta cần đi sâu vào phân tích chi phí GVHB đối với từng lĩnh vực kinh doanh để có thể đưa ra đánh giá về cách Công ty quản lý khoản mục này.

Sản xuất công

nghiệp 746 11% 189 18% 174 13% 91 -17

Đầu tư năng lượng 21

0 5% 20 6 4% 57 7 10% -2 180 Đầu tư bất động sản 70 1 17% 13 8 3% 29 6 5% -80 114 Kinh doanh khác 1.28 1 30% 1.055 21% 1.149 21% -18 9

Nguồn: Tính toán theo BCTC của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Khi so sánh tỷ lệ giá vốn trên doanh thu ở các mảng, ta thấy gần như sự biến động

là khá đồng đều trong năm 2019. Cụ thể, tốc độ tăng của tổng doanh thu là 15% thì GVHB tăng 19%.

Thế nhưng, trong năm 2020, số liệu ở 2 mảng đầu tư năng lượng và đầu tư bất động sản khiến ta cần chú ý:

- Về lĩnh vực đầu tư năng lượng: doanh thu ghi nhận 856 tỷ đồng (tăng 55%), trong khi

đó GVHB tăng tới 180% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân do Công ty tiến hành phát điện cho 2 nhà máy Bảo Lạc B và Sông Nhiệm 4.

- Về lĩnh vực bất động sản: doanh thu tăng mạnh 535 tỷ đồng tương ứng 251%, mà GVHB tăng 114% so với năm 2019, mức tăng gấp hơn 2 lần. Nguyên nhân do chu kỳ

bàn giao nên 2 dự án PCCl Thanh Xuân và PCCl Vĩnh Hưng sang năm 2020 mới ghi nhận doanh thu.

Như vậy, nhìn chung, PCC1 đã và đang quản lý tốt chi phí GVHB ở hầu hết các mảng kinh doanh của mình. Giá vốn vẫn tập trung nhiều nhất vào hai mảng chiếm tỷ trọng cao nhất là xây lắp điện và sản xuất công nghiệp như đã phân tích. Hơn nữa, xét về tốc độ tăng của GVHB năm 2020 đã giảm so với giai đoạn trước khoảng 9%. Điều này cho thấy Công ty đã và đang cố gắng kiểm soát chi phí GVHB ở mức tốt nhất có thể. Duy chỉ có mảng đầu tư năng lượng, Công ty đang tốn khá nhiều chi phí đầu tư cho mảng này nên cần chú ý. Bởi đối với đặc thù ngành xây dựng, chi phí giá vốn cao nhưng

nếu như Công ty có thể quản lý tốt thì hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình tài chính của mình.

* Chiphí tài chính:

Các khoản chi phí của Công ty đều có xu hướng tăng lên. Chi phí tài chính năm 2020 tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2019, tăng 41,89%. Chi phí này tăng ngày càng

nhiều do việc dừng vốn hóa lãi vay các nhà máy đã hoàn thành đầu tư, đi vào giai đoạn SXKD, đồng thời Công ty gia tăng vay nợ để tài trợ cho các dự án điện gió đang triển

Một phần của tài liệu 192 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện i (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w