Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch quốc tế lào cai (Trang 36)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai

Trên cơ sở những kinh nghiệm của các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực hoặc cùng điều kiện phát triển, có thể rút ra bài học cho Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai như sau:

- Cần chú trọng đến mục tiêu, chiến lược và chú trọng đến lợi ích của các nhóm: chủ sở hữu, nhân viên, khách hàng, xã hội.

- Cấn chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính phủ và doanh nghiệp.

- Chú trọng chuyên môn và tiềm năng phát triển.

- Xây dựng bảng mô tả công việc rõ ràng: Trong đó nói rõ công việc phải làm, công cụ phục vụ công việc, trách nhiệm và quyền hạn, cấp báo cáo công việc,…

- Xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực hợp lý: Cần xây dựng khoa học và phù hợp cho từng bộ phận, vị trí. Kết quả đánh giá nguồn nhân lực là điều kiện để xét khen thưởng và tăng lương.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.

- Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.

- Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất lượng cao. Từ đó hình thành đội ngũ các CBNV có chuyên môn giỏi, góp phần nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

- Doanh nghiệp đều áp dụng biện pháp nâng cao quyền tự chủ cho nhân viên. Công tác quản trị nguồn nhân lực ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với từng cá nhân, cố gắng thỏa mãn

nhu cầu ngày càng cao của nhân viên đồng thời tạo ra môi trường hoạt động năng động hơn và các yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực.

Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của doanh nghiệp. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Cũng chính vì vậy việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực vào trong môi trường ngành du lịch nói chung cũng như Công ty Cổ phần du lịch Quốc tế Lào Cai nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả như mong đợi.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc Tế Lào Cai như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc Tế Lào Cai?

- Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc Tế Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu của các bộ phận tại Công ty Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai; các báo cáo của Công ty trong 3 năm, từ năm 2016 đến 2018. Số liệu này được trình bày trong luận văn tại một số phần như giới thiệu tổng quan về Công ty, kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm, định hướng phát triển của Công ty.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai thông qua khảo sát ý kiến người lao động tại Công ty.

Tổng số cán bộ công nhân của Công ty bao gồm 93 người. Nghiên cứu đã khảo sát tổng thể 93 người đang công tác tại Công ty Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai. Do vậy, cỡ mẫu điều tra là 93 và số phiếu điều tra phát ra là 93 phiếu

Thời gian tiến hành khảo sát: tháng 8 đến tháng 10 năm 2018

Phạm vi khảo sát: các phòng, bộ phận tại Công ty Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dành cho đối tượng của đề tài là nhân viên, cán bộ kỹ sư, chuyên viên và công nhân đang làm việc tại Công ty.

* Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá các nội dung quản lý nguồn nhân lực tại CTCP Du lịch Quốc tế Lào Cai, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho

các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá chung các nội dung quản trị NNL tại Công ty.

Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi:

Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó: Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt

1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc...

Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về quản trị nguồn nhân lực của Công ty Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai

+ Công tác lập hoạch định và phân tích công việc. + Công tác tuyển dụng.

+ Sử dụng lao động và đánh giá. + Chế độ duy trì, đãi ngộ nhân sự. + Đào tạo nhân sự.

+ Đề bạt, bổ nhiệm, sa thải và hưu trí.

+ Mức độ gắn kết của nhân viên.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu

Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin đưa vào các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft Office và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tương gồṃ: Đối tượng là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên, công nhân. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai phù hợp với điều kiện thực tiễn của Công ty.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1

Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương

pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình nhân sự, tình hình thu nhập của CBNV trong Công ty.

c. Ứng dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá

Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Thang đo được đánh giá như sau: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 – Rất đồng ý

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh kết quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lào Cai với 5 mức đánh giá theo thang điểm sau:

Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa

1 1,00 – 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 – 2,60 Không đồng ý

3 2,61 – 3,40 Bình thường

4 3,41 – 4,20 Đồng ý

5 4,21 – 5,00 Rất đồng ý

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về kết quả kinh doanh của Công ty

2.3.1.1. Doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

DT = Giá * sản lượng (số lượng sản phẩm dịch vụ)

Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Doanh thu là nguồn tài chính tiền năng quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện được nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phẩn, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và gặp khó khăn trong kinh doanh.

Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch được hình thành chủ yếu từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch.

2.3.1.2. Chi phí

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch diễn ra nhằm thu được lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp viễn thông nhất thiết phải bỏ ra những chi phí nhất định. Chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là chi phí kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính.

2.3.1.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp viễn thông, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí tạo ra doanh thu

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản.

Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn đinh, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nươc.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông, việc giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành dịch vụ sẽ làm lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp trong khi các điều kiện khác không đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực

2.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về thu hút nguồn nhân lực

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạch định nguồn nhân lực

Nhóm chỉ tiêu về chất lượng công tác hoạch định nguồn nhân lực của CTCP Du lịch Quốc tế Lào Cai hầu hết được đánh giá thông qua ý kiến của người lao động tại công ty. Các chính sách hoạch định nguồn nhân lực của công ty, khi được các công nhân viên trong công ty theo sát, hiểu rõ và đánh giá chính xác nhất về kế hoạch nguồn nhân lực dài hạn, công ty có xác định được các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực.. Tất cả những yếu tố này làm nên chất lượng hoạch định nguồn nhân lực của Công ty, bởi hoạch định tốt thì sẽ được nhân viên đánh giá cao và ngược lại, nếu hoạch định không tốt, sẽ chưa thể nhận được sự đồng ý của nhân viên. Nhóm chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể như sau:

- Sự đồng ý của nhân viên về các kế hoạch dài hạn cho nguồn nhân lực

- Sự đồng ý của nhân viên về việc công ty luôn dự báo các yếu tố về nguồn nhân lực.

Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả phân tích công việc, thiết lập bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc

Đánh giá hiệu quả hoạt động phân tích công việc, thiết lập bản mô tả công việc được tác giả thực hiện thông qua việc khảo sát ý kiến của người lao động tại CTCP Du lịch quốc tế Lào Cai. Bản thân người lao động cần biết rõ được công việc mình cần làm, công việc đạt tới mức độ nào thì được khen thưởng và có cơ hội thăng tiến ra sao. Nếu công tác phân tích công việc, thiết lập bản mô tả công việc

được thực hiện tốt tại CTCP Du lịch Quốc tế Lào Cai sẽ được nhân viên đánh giá cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua sự đồng ý của nhân viên viên về nhận định “Công ty có bản phân tích công việc chi tiết và rõ ràng”.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của CTCP Du lịch quốc tế Lào Cai được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

- Số đợt tuyển dụng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch quốc tế lào cai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)