Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch quốc tế lào cai (Trang 86 - 88)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.2.5. Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là mối quan hệ

và nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp là một tổng thể bao gồm hệ thống các tiêu chí khác nhau cần đạt được. Khi một đơn vị tạo được văn hóa doanh nghiệp riêng, đơn vị đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai.Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là cái áo khoác thương hiệu bên ngoài mà còn là công cụ quản trị kinh doanh. Một nhà quản trị có tầm nhìn sẽ luôn tìm cách sử dụng văn hóa doanh nghiệp như một công cụ đắc lực để giữ chân nhân tài, tạo ra môi trường làm việc gắn kết, góp phần phát triển doanh thu và thương hiệu của doanh nghiệp.

Với tầm quan trọng như vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, cần trải qua ba bước cơ bản như sau

Một là, đặt nền móng và xác định giá trị cốt lõi, xác định mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới, bàn bạc và thảo luận cùng toàn thể lãnh đạo của doanh nghiệp để xây dựng nền móng đầu tiên cho văn hóa doanh nghiệp.

Hai là, đưa các giá trị văn hóa đã được xác định ở bước một vào thực tiễn thông qua các hành động cụ thể. Ban hành và phổ biến các quy định, quy chế trong đơn vị, tổ chức các buổi tọa đàm, trò chuyện giữa lãnh đạo và toàn thể nhân viên giúp tất cả CBNV trong Công ty hiểu được về giá trị văn hóa doanh nghiệp và giúp họ ý thức được lợi ích của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của bản thân họ nói riêng và của cả Công ty nói chung. Triển khai hoạt động văn hóa doanh nghiệp cụ thể như thiết kế, bố trí kiến trúc và nội thất văn phòng; thiết kế đồng phục, logo và khẩu hiệu kinh doanh; xây dựng hệ thống chỉ tiêu khen thưởng; xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CBNV. Duy trì ổn định và phát triển văn hóa doanh nghiệp bằng cách thực hiện đầy đủ và thường xuyên các hoạt động văn hóa doanh nghiệp, liên tục cập nhật những yếu tố mới để phát triển thêm nữa những giá trị hữu ích cho văn hóa doanh nghiệp để các giá trị này không trở nên lỗi thời khi môi trường kinh tế xung quanh có nhiều thay đổi.

Ba là, đánh giá và điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp thường xuyên. Sự phản hồi của CBNV là cơ sở quan trọng để đánh giá văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với hoạt động hàng ngày và giá trị mà CBNV mong muốn. bởi CBNV là lực lượng nòng cốt xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nên Công ty cần thực hiện khảo sát hàng năm và tổ chức các buổi trò chuyện, xây dựng các diễn đàn trao đổi để toàn thể CBNV đánh giá văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài (văn hóa dân tộc, công nghệ, thay đổi chính sách vĩ mô, ...) nên cần được điều chỉnh kịp thời và thích hợp trên cơ sở giá trị cốt lõi để gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Điều cần lưu tâm nhất khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là phải xây dựng được tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.

Mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên cũng là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng tinh thần làm việc của nhân viên. Vì vậy để tăng mức độ thỏa mãn của CBNV đối với Công ty thì vấn đề mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng cần được quan tâm và làm tốt.

Lãnh đạo thực hiện tốt vai trò nhiện vụ phân công, sắp xếp giao việc cho các nhân viên và đồng thời luôn hoanh nghênh các đóng góp cũng như thường xuyên đánh giá thành tích thực hiện công việc của nhân viên. Những nhân viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục và phát triển trong công việc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, người giữ vai trò lãnh đạo cần phải thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng làm việc của nhân viên qua đó phối hợp, hỗ trợ và dẩn dắt họ đến các mục tiêu của công việc, thực hiện các chế độ khen thưởng, đãi ngộ kịp thời đúng thời điểm cho những cá nhân và tập thể tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mạnh dạn giao việc cho các nhân viên trẻ có năng lực từ đó tìm kiếm và phát triển tài năng cho Công ty.

Trong chỉ đạo làm việc, người giữ vai trò lãnh đạo không nên đưa ra những chỉ thị kiểu như ra lệnh mà luôn đối xử tôn trọng với nhân viên. Cần nhận thức người nhân viên là những người cộng sự, vì thế việc lắng nghe ý kiến của nhân viên là một kỹ năng tốt của người giữ vai trò lãnh đạo, với những thông tin không quá tối mật, hãy chân thành chia sẽ với nhân viên và luôn đặt mình vào vị trí của người

khác để suy xét những vấn đề của nhân viên. Bỡi lẽ, khi được tôn trọng và lắng nghe ý kiến, người nhân viên sẽ cảm nhận được sự đánh giá cao và được coi trọng, họ sẽ trở nên say mê và sáng tạo hơn trong công việc cũng như cấp lãnh đạo Công ty sẽ có những đóng góp ý kiến giá trị từ nhân viên cho đơn vị mình.

Luôn gương mẫu, trong Công ty tránh sự thiên vị có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác mà người lãnh đạo luôn trung thực thẳng thắn, công bằng trong mối quan hệ với nhân viên, trong đánh giá nhận xét nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch quốc tế lào cai (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)