Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ công ty gồm báo cáo của phòng Lao động, tài liệu từ đã công bố của Tổng cục công nghiệp quốc phòng,... tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng Internet; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp... về các vấn đề liên quan đến đề tài, các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 trong thời gian từ 2017 - 2019 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019; các báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019; tạp chí Tổng cục công nghiệp quốc phòng các năm 2017, 2018, 2019.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá về các bước quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đãi ngộ nhân lực và các tiêu chí phản ánh hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Đối tượng điều tra:

Để đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra: lãnh đạo chi nhánh và các nhân viên trong Công ty.

- Quy mô mẫu:

Trong nghiên cứu này, để xác định số lượng cán bộ công nhân viên sẽ được điều tra đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)(1)

Trong đó : n: quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 1.890 (là tổng số cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 tính đến thời điểm tháng 8/2019)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 1.890/ (1 + 1.890 * 0,052) = 330 Vậy, quy mô mẫu là 330 quan sát.

+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2019 trong nội bộ công ty.

+ Nội dung phiếu điều tra (Xem chi tiết tại Phụ lục 1 phiếu khảo sát người lao động liên quan đến đề tài “Tăng cường quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ – Hóa chất 15”)

Bảng câu hỏi điều tra được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ,...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 theo các chức năng như hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1: Thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)