Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty

Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15

công tác hoạch định nguồn nhân lực, để từ đó có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý.

- Công tác tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu công việc cụ thể; Coi trọng phỏng vấn từ khâu sơ tuyển cho đến các vòng kiểm tra cuối cùng để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực: việc tổ chức các lớp đào tạo và thực tập đối với đối tượng là cán bộ mới tuyển dụng là vô cùng quan trọng.

- Công tác sắp xếp, phân công công việc: cần quan tâm thực hiện phân công cán bộ theo tham chiếu giữa năng lực của người lao động với mô tả công việc, qua đó giúp nâng cao năng lực của cán bộ và chất lượng công việc.

- Chính sách đãi ngộ: xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng tạo ra động lực để khuyến khích các đơn vị, cá nhân.

- Đánh giá năng lực: cần nghiêm túc thực hiện việc đánh giá năng lực làm việc của đội ngũ CB CNV nhờ đó có những chính sách, biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao năng suất lao động.”

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 trong thời gian qua như thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15?

- Phương hướng và giải pháp chủ yếu nào để quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ công ty gồm báo cáo của phòng Lao động, tài liệu từ đã công bố của Tổng cục công nghiệp quốc phòng,... tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng Internet; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp... về các vấn đề liên quan đến đề tài, các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 trong thời gian từ 2017 - 2019 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019; các báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019; tạp chí Tổng cục công nghiệp quốc phòng các năm 2017, 2018, 2019.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá về các bước quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đãi ngộ nhân lực và các tiêu chí phản ánh hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Đối tượng điều tra:

Để đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra: lãnh đạo chi nhánh và các nhân viên trong Công ty.

- Quy mô mẫu:

Trong nghiên cứu này, để xác định số lượng cán bộ công nhân viên sẽ được điều tra đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)(1)

Trong đó : n: quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 1.890 (là tổng số cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 tính đến thời điểm tháng 8/2019)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 1.890/ (1 + 1.890 * 0,052) = 330 Vậy, quy mô mẫu là 330 quan sát.

+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2019 trong nội bộ công ty.

+ Nội dung phiếu điều tra (Xem chi tiết tại Phụ lục 1 phiếu khảo sát người lao động liên quan đến đề tài “Tăng cường quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ – Hóa chất 15”)

Bảng câu hỏi điều tra được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ,...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 theo các chức năng như hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1: Thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Nguồn số liệu thống kê về tình hình cơ bản của Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trình bày lại một cách có hệ thống những thông tin thu thập được làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Phương pháp thông kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu nhu giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn, chức danh, các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, khả năng sử dụng ngoại ngữ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực,…

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH

MTV Điện cơ - Hóa chất 15 từ năm 2017 đến năm 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp quản trị nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15, tác giả đánh giá thông qua nhóm chỉ tiêu sau đây:

- Nguồn vốn hoạt động và các hoạt động nghiệp vụ chính của Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15

- Kết quả hoạt động sẽ phản ánh một phần hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Trong luận văn, tác giả nghiên cứu các chỉ tiêu bao gồm: cơ cấu nguồn nhân lực theo đặc điểm nguồn nhân lực về độ tuổi, giới tính, trình độ. Kết quả cũng phản ánh mức độ phù hợp của nguồn nhân lực so với yêu cầu của Công ty.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nội dung quản trị nguồn nhân lực tại Công ty

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nghiệp

2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung tuyển dụng nguồn nhân lực

*Hệ số tăng lao động trong năm

Hệ số tăng lao động trong năm = Số lao động tăng

Tổng số lao động bình quân

Hệ số giảm lao động trong năm = Số lao động giảm

Tổng số lao động bình quân

Hệ số tăng bình quân = (Số lao động tăng trong năm trước + số lao động tăng trong năm sau) / (số lao động bình quân năm trước + số lao động bình quân năm nay)

Hệ số giảm bình quân = (Số lao động giảm trong năm trước + số lao động giảm trong năm sau) / (số lao động bình quân năm trước + số lao động bình quân năm nay)

Tổng số nhân viên nghỉ việc = Số lao động bình quân x Hệ số giảm bình quân của công nhân viên công ty

Tổng số nhân viên cần tuyển trong tương lai = Số lao động bình quân x Hệ số tăng bình quân nhân viên của công nhân viên công ty

Số lao động quyết định tuyển theo hoạch định = Số lao động thử việc

1-Tỷ lệ hủy tuyển dụng sau thử việc

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Cơ cấu và số lượng các khóa đào tạo.

+ Hình thức và nội dung của chương trình đào tạo.

+ Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng (sự phù hợp giữa chương trình đào tạo và nội dung công việc, cơ hội thăng tiến…).

+ Đánh giá kết quả các khóa đào tạo (đối với hoạt động của tổ chức và yêu cầu của cá nhân).

2.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung đãi ngộ nguồn nhân lực

+ Hình thức trả lương

Trả lương theo thời gian: tiền lương được tính như sau: Tiền lương thời gian =

Trả lương theo sản phẩm, tiền lương được tính như sau:

Đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm = Sản lượng của công nhân trong kỳ

Mức sản lượng của công nhân trong kỳ

Tiền lương mà nhân công nhận được= Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm x Số lượng vật phẩm, dịch vụ thực tế hoàn thành

+ Hiệu quả sử dụng lao động

* Mức năng suất lao động bình quân: Năng suất lao động bình quân là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích của mỗi cá nhân người lao động.

Mức năng suất lao động bình quân = Tổng giá trị sản xuất kinh doanh

* Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân.

Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động = Tổng lợi nhuận

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ - HÓA CHẤT 15 - BỘ QUỐC PHÒNG 3.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Điện cơ - Hóa chất 15 - Bộ Quốc phòng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

a/ Sơ lược về Công ty

Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ - HÓA CHẤT 15 Tên giao dịch nước ngoài: Electro Mechanical and Chemical Company 15 Tên viết tắt: Elmec15

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Thái Sơn 1, Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 02803.846.355 Fax: 02803.546.353

Website: http://www.ckt.gov.vn/elmec15

Giấy phép kinh doanh: 4600105499 - ngày cấp: 22/09/1998 Giám đốc: LÊ NGỌC THÂN

b/ Lịch sử hình thành

Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 - Bộ Quốc phòng hay còn gọi là Công ty Z115 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc BPQ, được thành lập vào ngày 19/6/1965 theo số 742/QĐ của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tên ban đầu là Công ty Z115. Sự ra đời của Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng Dân tộc, thống nhất Đất nước.

Đến năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 tập trung tháo gỡ khó khăn, lập lại bộ máy tổ chức, quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài nhiệm vụ Quốc phòng, đơn vị còn sản xuất, gia công một số mặt hàng kinh tế dân sinh đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Đến năm 1993, theo quyết định số 388-HĐBT, ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập lại doanh nghiệp. Theo đề nghị của bộ trưởng chủ nhiệm UBKHNN trong công văn số 1293- VB/KH, ngày 26/6/1993, Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 tên gọi Công ty Điện - Cơ Hóa chất 15 ngành nghề kinh doanh chủ yếu là "Công nghiệp sản xuất các sản phẩm bằng kim loại".

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện cơ – Hóa chất 15 chất 15

Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15 là Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản hiện hành của Nhà nước; theo quyết định số 399/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc BQP giai đoạn 2008 - 2010. Công ty điện - cơ hóa chất 15 được thành lập theo quyết định số 348-TTg ngày 13/7/1993 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước; quyết định số 187/2005/QĐ-BQT ngày 2/12/2005 của bộ trưởng bộ quốc phòng về việc công nhận doanh nghiệp quốc phòng an ninh; quyết định số 1369/QĐ/BQP ngày 30/04/2010 về việc chuyển đổi Công ty Điện - Cơ hóa chất 15 thành Công ty TNHH MTV Điện cơ - Hóa chất 15.

3.1.3.1. Hình thức kinh doanh

Công ty có các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến và là một trong những Công ty hàng đầu luôn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, có uy tín với thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra Công ty còn sản xuất những mặt hàng khác như: Sản phẩm từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)