3.3.2.1. Về khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
hoạt động đầu tư năm 2018 là âm 17.705.525.076 đồng, năm 2017 là âm 7.383.002.744 đồng, năm 2016 là âm 8.859.620.289 đồng. Tuy nhiên trong thời gian tới nếu thuận lợi, khi các dây chuyền sản xuất đi vào ổn định và đem lại lợi nhuận cao thì có thể làm lưu chuyển từ hoạt động này tốt hơn. Nhưng áp lực trả lãi vay và nợ gốc trong những năm tới sẽ khiến lưu chuyển tiền từ hoạt động hoạt động tài chính càng bị thâm hụt.
3.3.2.2. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn
Trong lĩnh vực tài chính, việc tự chủ tài chính là vấn đề mà công ty cần quan tâm, Công ty cần cải thiện tỷ số nợ để có thể tự chủ về tình hình tài chính.
Trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu mà không có nợ dài hạn. Mà theo như mục tiêu của Công ty là mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế. Nếu sử dụng tài sản ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây rủi ro trong thanh toán, do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm. Vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn tài trợ hơn nữa.
3.3.3.3.Về công tác quản lý
Về thu hồi công nợ phải thu: Nợ phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chứng tỏ công ty chưa có biện pháp thu hồi và đang bị chiếm dụng vốn.
Công ty quản lý chi phí còn chưa tốt, đặc biệt là chi phí bán hàng, năm 2017 là 14,779 triệu đồng, sang năm 2018 tăng chi phí này lên đến 24.751 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
3.3.3.4.Về công tác quản lý hàng tồn kho
Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm giai đoạn 2016 – 2018 đều ở mức cao. Điều này cho thấy dấu hiệu không tốt của công ty trong việc tiêu
cũng như ngành dược phẩm. Với đặc thù là hàng hóa liên quan đến sức khỏe của con người thì việc chậm tiêu thụ hàng hóa là dấu hiệu đáng lo ngại với công ty trong việc bảo quản chất lượng của hàng hóa. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
CHƢƠNG 4. DỰ BÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HIẾU ANH 4.1. Dự báo tài chính công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019- 2021
Dựa trên những số liệu thời kỳ quá khứ của 3 năm từ 2016 – 2018 tác giả muốn đề cập đến việc dự báo tài chính cho Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019 – 2021.
4.1.1. Chiến lược phát triển của công ty và dự báo nhu cầu vốn tầm nhìn đến năm 2030 năm 2030
* Chiến lược phát triển của công ty
Đầu năm 2019, Ban giám đốc của công ty đã họp và thông qua chiến lược kinh doanh cho các năm tới. Công ty tiếp tục coi mảng phân phối, nhập khẩu dược phẩm và thực phẩm chức năng (thông qua các xí nghiệp dược phẩm nhà nước - dưới hình thức ủy thác) là mảng kinh doanh chủ lực của công ty. Với nhiều chi nhánh mở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống phân phối chuyên nghiệp trên toàn quốc, công ty dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng các chi nhánh đến các thành phố, các tỉnh tiềm năng khác; mở rộng danh mục các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu hỗ trợ điều trị bệnh khác; từ đó mở rộng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Ngoài ra, công ty cũng mong muốn cải tiến, nâng cấp quy trình sản xuất hóa chất, bao bì y tế, dụng cụ y tế sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường hiện nay. Bởi đặc thù của Công ty là nhập khẩu dược phẩm, thực phẩm chức năng về bán cho thị trường trong nước, và sản phẩm đáp ứng được chất lượng, kiểm định do đã được thông qua bởi
nước, đội ngũ nhân viên tâm huyết, có trình độ; nhu cầu dược phẩm tốt của thị trường cũng rất lớn, nên nhìn chung, việc mở rộng quy mô kinh doanh dự kiến có thể mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, và rủi ro là không cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải dè chừng, cần nghiên cứu kĩ thủ tục xin cấp phép nhập khẩu, xin kiểm định chất lượng… cần nghiên cứu kĩ nhu cầu thị trường có thể chấp nhận loại dược phẩm, thực phẩm chức năng mới được đưa về không? Ngoài ra, công ty cũng duy trì, bảo vệ uy tín doanh nghiệp tốt; tiếp tục nâng cao đội ngũ dược sĩ; xây dựng đội ngũ bán hàng giỏi, nhanh nhạy… để ứng phó lại các tác động bất lực từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh…
Không nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty cũng cố gắng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng đầu tư vào dây chuyền sản xuất hóa chất, bao bì, dụng cụ y tế “sạch”, “đạt chuẩn”, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, uy tín chung của công ty. Công ty cũng ứng dụng những tiến bộ công nghệ để theo dõi, quản lý các quy trình sản xuất thương mại của chính mình; để phân tích lợi nhuận chi phí, nghiên cứu thị trường.
* Dự báo nhu cầu vốn dài hạn của Công ty - Đối với cơ cấu, tỷ trọng vốn kinh doanh
Xem xét tình hình sử dụng nợ của Công ty chúng ta thấy hệ số nợ của Công ty nói chung đã khá cao trong khi đó tỷ trọng nợ dài hạn chiếm rất ít. Do đó, trong kế hoạch mới Công ty nên điều chỉnh việc sử dụng nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn để duy trì thường xuyên nguồn vốn dài hạn cho hoạt động của Công ty, để tài chính của Công ty được an toàn hơn.
Về nguồn vốn dài hạn: Công ty có thể vay vốn dài hạn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi
hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình. Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trên một năm. Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm), vay vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm).
Dựa theo số liệu của Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dương, cơ cấu vốn của 2 Công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1. Cơ cấu vốn của Công ty CP dƣợc phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng năm 2018
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty cổ phần dƣợc phẩm Âu Việt Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng Nợ phải trả 42,052 21,766 Nợ ngắn hạn 27,586 15,127 Nợ dài hạn 14,466 6,639 Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả 34,4% 30,5% Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả BQ 32,45%
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Dựa bào tỷ lệ nợ dài hạn/nợ phải trả bình quân của 2 Công ty năm 2018, tác giả đề xuất tỷ trọng cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019 – 2021 là 32,45%.
Khi đó, cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2019 -2021 được thể hiện dưới bảng:
Bảng 4.2. Cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh đến năm 2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Nợ phải trả 50.896 60.089 72.118
Nợ ngắn hạn 34.380 25.564 26.770
Nợ dài hạn 16.516 19.499 23.402
Tỷ trọng nợ dài hạn 32,45% 32,45% 32,45%
(Nguồn: Tác giả dự báo)
Cơ cấu vốn các DN luôn ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh, do đó chúng ta chỉ có thể xác định được khoảng cơ cấu biến động chứ không phải là cơ cấu bất biến. Như vậy, tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty được xây dựng sẽ giúp giảm áp lực thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đồng thời giảm bớt rủi ro tài chính.
4.1.2. Tình hình kinh tế và thị trường hiện nay và dự báo thị trường
* Tình hình kinh tế và thị trường dược phẩm hiện nay Về thị trường bán lẻ dược phẩm
Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng nhờ có cơ cấu dân số trẻ, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, người dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường IMS Health, tiêu thụ thuốc tại Việt Nam sẽ tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi hiện tại, quy mô thị trường dược phẩm ước đạt khoảng 5,3 tỷ USD và mới có 1,6 tỷ USD dành cho các nhà bán lẻ. Tiềm năng lớn cũng thường đi kèm với cạnh tranh cao. Thống kê cũng cho thấy, thị trường bán lẻ thuốc Việt Nam hiện có trên 57.000 cửa hàng thuốc lớn nhỏ và con số này vẫn không ngừng gia tăng.
Cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành bán lẻ dược phẩm và cuộc chiến này được dự báo sẽ chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho mô hình chuỗi nhà thuốc hiện đại bởi các quy định ngày càng khắt khe của ngành y tế, cũng như
xu hướng thận trọng của người tiêu dùng. Đi kèm với đó, sẽ có nhiều nhà thuốc chấp nhận M&A hoặc giải thể.
Về thị trường thực phẩm chức năng (TPCN)
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới những thay đổi cơ bản trong phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra. Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều. Hao tiền, tốn của là vậy nhưng các bệnh mạn tính không lây lại chưa thể phòng ngừa bằng vaccine mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm chức năng (TPCN). Bởi vậy, TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỷ 21. Khi chi phí y tế cho các bệnh mạn tính không lây càng “phình to” hơn qua mỗi năm thì càng khiến nhu cầu về “vaccine dự phòng” - TPCN tăng cao.
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ ban đầu chỉ có vài sản phẩm, đến nay, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN. Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam xác định, thị trường TPCN Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển thành một ngành kinh tế - y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật cho người dân Việt Nam. Từ đó, Hiệp hội đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Trong đó, Hiệp hội xác định, chỉ tiêu quan trọng nhất được đưa ra là nâng số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên từ 43% như hiện nay lên khoảng 60%. Về sản xuất, Hiệp hội sẽ phối hợp
với các bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan để hình thành thêm nhiều vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP - TPCN.
Về phía Công ty
Với mảng kinh doanh chính là nhập khẩu, phân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng hiện đang hoạt động tốt; định hướng phát triển rõ ràng và quyết tâm thực hiện cao của toàn Công ty; cùng với đà phát triển mạnh mẽ của thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng; Công ty dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng doanh thu thuần, lợi nhuận trong những năm tới; có khả năng vượt mức tăng doanh thu thuần, lợi nhuận đã đạt được trong năm 2018.
Mặt khác, ngành dược bán lẻ là ngành kinh doanh cần quy mô, hệ thống phân phối, cần uy tín trên thị trường; ít phụ thuộc vào nền kinh tế chung hơn vì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân luôn ổn định và gia tăng. Hiện tại, công ty đã có hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, có chi nhánh ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; có đội ngũ dược sĩ giỏi, đội marketing bán hàng nhanh nhạy; đã có uy tín trên thị trường; nên chắc chắn đây sẽ là những lợi thế sẽ tiếp tục được công ty duy trì và gia tăng để tiếp tục phát triển trên thị trường. Tuy nhiên, Công ty cũng cần dè chừng bởi ngành dược bán lẻ, sản xuất dụng cụ y tế cũng là ngành có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp không chỉ trong và ngoài nước. Công ty cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng và thực hiện theo, tuy nhiên cũng cần sự linh hoạt sẵn sàng thay đổi để thích nghi với thị trường. Bên cạnh quản trị bán hàng, quản trị kinh doanh tốt; quản trị tài chính cũng là một mảng vô cùng quan trọng mà Công ty cần chú ý, để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định, bền vững và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thị trường dược phẩm.
* Dự báo thị trường đến năm 2030
Mức tăng trưởng ngành dược phẩm Việt Nam đứng đầu trong khu vực Đong Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2018 tăng 13% so với năm trước đó. Theo dự
10 năm tới. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang là 33 USD/người/năm. Dự báo đến năm 2021, con số này sẽ lên tới 55 USD/người/năm. Qua đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo của ngành dược phẩm. Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh chủ yếu tập trung vào mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế cũng không nằm ngoài sự phát triển của thị trường dược phẩm tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2008-2018, biên lợi nhuận gộp bình quân của ngành ổn định, xấp xỉ với nhóm các doanh nghiệp lớn trong khu vực Asean, ở mức 35-40%.
Trong tương lai gần, đến năm 2025, thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển tích cực với một số xu hướng phát triển nổi bật:
+ Các doanh nghiệp dược tận dụng ưu thế chi phí thấp trong sản xuất, mở rộng hoạt động, nâng cao vị thế. Trong “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Công nghiệp dược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Chính phủ đang có kế hoạch đầu tư tới 1,5 tỷ USD cho ngành Dược nhằm giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Do vậy, trong thời gian tới, áp lực cạnh tranh giữa các DN dược là rất lớn.
Áp lực cạnh tranh lớn đẩy nhanh quá trình thanh lọc các doanh nghiệp, giảm số lượng, tăng chất lượng. Tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập hóa, mở cửa thị trường cới sự thâm nhập của các công ty dược phẩm lớn trên thế giới khiến thị trường dược phẩm trong nước cạnh tranh gay gắt hơn. Do vậy, Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh cần có những chiến lược phát triển phù hợp nhằm giữ vững được tốc độ tăng trưởng trong doanh thu nhằm đem lại lợi nhuận tối đa.
Cùng với đó thì thị trường bán lẻ dược phẩm sôi nổi hơn với sự tham gia của nhiều công ty phân phối lớn. Dù thị trường rất tiềm năng nhưng lại ít chuỗi bán lẻ tên tuổi là lý do nhiều công ty phân phối muốn gia nhập như thế giới di động, FPT Retail, Nguyễn Kim Group…
giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid. Các Công ty ngành dược cũng chịu ảnh hưởng không ít khi nguồn cung bị gián đoạn trong khi nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành dược chuyển mình nhờ đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế có nhu cầu cao trong mùa dịch, gồm khẩu trang y tế và trang phục chống dịch.
4.1.3. Dự báo doanh thu Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019-2021 2019-2021
Bảng 4.3. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu hàng năm Công ty TNHH Dƣợc