Chiến lược phát triển củacông ty và dự báo nhu cầu vốn tầm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh​ (Trang 91 - 94)

năm 2030

* Chiến lược phát triển của công ty

Đầu năm 2019, Ban giám đốc của công ty đã họp và thông qua chiến lược kinh doanh cho các năm tới. Công ty tiếp tục coi mảng phân phối, nhập khẩu dược phẩm và thực phẩm chức năng (thông qua các xí nghiệp dược phẩm nhà nước - dưới hình thức ủy thác) là mảng kinh doanh chủ lực của công ty. Với nhiều chi nhánh mở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống phân phối chuyên nghiệp trên toàn quốc, công ty dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng các chi nhánh đến các thành phố, các tỉnh tiềm năng khác; mở rộng danh mục các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu hỗ trợ điều trị bệnh khác; từ đó mở rộng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Ngoài ra, công ty cũng mong muốn cải tiến, nâng cấp quy trình sản xuất hóa chất, bao bì y tế, dụng cụ y tế sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường hiện nay. Bởi đặc thù của Công ty là nhập khẩu dược phẩm, thực phẩm chức năng về bán cho thị trường trong nước, và sản phẩm đáp ứng được chất lượng, kiểm định do đã được thông qua bởi

nước, đội ngũ nhân viên tâm huyết, có trình độ; nhu cầu dược phẩm tốt của thị trường cũng rất lớn, nên nhìn chung, việc mở rộng quy mô kinh doanh dự kiến có thể mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, và rủi ro là không cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải dè chừng, cần nghiên cứu kĩ thủ tục xin cấp phép nhập khẩu, xin kiểm định chất lượng… cần nghiên cứu kĩ nhu cầu thị trường có thể chấp nhận loại dược phẩm, thực phẩm chức năng mới được đưa về không? Ngoài ra, công ty cũng duy trì, bảo vệ uy tín doanh nghiệp tốt; tiếp tục nâng cao đội ngũ dược sĩ; xây dựng đội ngũ bán hàng giỏi, nhanh nhạy… để ứng phó lại các tác động bất lực từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh…

Không nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty cũng cố gắng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng đầu tư vào dây chuyền sản xuất hóa chất, bao bì, dụng cụ y tế “sạch”, “đạt chuẩn”, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, uy tín chung của công ty. Công ty cũng ứng dụng những tiến bộ công nghệ để theo dõi, quản lý các quy trình sản xuất thương mại của chính mình; để phân tích lợi nhuận chi phí, nghiên cứu thị trường.

* Dự báo nhu cầu vốn dài hạn của Công ty - Đối với cơ cấu, tỷ trọng vốn kinh doanh

Xem xét tình hình sử dụng nợ của Công ty chúng ta thấy hệ số nợ của Công ty nói chung đã khá cao trong khi đó tỷ trọng nợ dài hạn chiếm rất ít. Do đó, trong kế hoạch mới Công ty nên điều chỉnh việc sử dụng nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn để duy trì thường xuyên nguồn vốn dài hạn cho hoạt động của Công ty, để tài chính của Công ty được an toàn hơn.

Về nguồn vốn dài hạn: Công ty có thể vay vốn dài hạn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi

hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình. Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trên một năm. Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm), vay vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm).

Dựa theo số liệu của Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dương, cơ cấu vốn của 2 Công ty được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.1. Cơ cấu vốn của Công ty CP dƣợc phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng năm 2018

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty cổ phần dƣợc phẩm Âu Việt Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng Nợ phải trả 42,052 21,766 Nợ ngắn hạn 27,586 15,127 Nợ dài hạn 14,466 6,639 Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả 34,4% 30,5% Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả BQ 32,45%

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Dựa bào tỷ lệ nợ dài hạn/nợ phải trả bình quân của 2 Công ty năm 2018, tác giả đề xuất tỷ trọng cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019 – 2021 là 32,45%.

Khi đó, cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2019 -2021 được thể hiện dưới bảng:

Bảng 4.2. Cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh đến năm 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ phải trả 50.896 60.089 72.118

Nợ ngắn hạn 34.380 25.564 26.770

Nợ dài hạn 16.516 19.499 23.402

Tỷ trọng nợ dài hạn 32,45% 32,45% 32,45%

(Nguồn: Tác giả dự báo)

Cơ cấu vốn các DN luôn ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh, do đó chúng ta chỉ có thể xác định được khoảng cơ cấu biến động chứ không phải là cơ cấu bất biến. Như vậy, tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty được xây dựng sẽ giúp giảm áp lực thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đồng thời giảm bớt rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)