So sánh các chỉ số tài chính củaCông ty với các công ty cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh​ (Trang 85)

Bảng 3.14. So sánh các chỉ số tài chính của công ty năm 2018 với các công ty cùng ngành ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty cổ phần dƣợc phẩm Âu Việt Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng

Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh So sánh với công ty cổ phần dƣợc phẩm Âu Việt So sánh với công ty TNHH Tân Đại Dƣơng +/- % +/- %

1. Doanh thu thuần bán hàng 215,313 179,532 293,015 77,701 36.09 113,482 63.21

2. Giá vốn hàng bán 173,529 146,277 208,058 34,528 19.90 61,780 42.24

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 41,784 33,255 84,957 43,173 103.32 51,702 155.47

4. Lợi nhuận sau thuế 11,255 16,968 38,808 27,553 244.81 21,839 128.70

5.Vốn chủ sở hữu bình quân 64,161 113,238 75,858 11,696 18.23 (37,379) -33.01 6. Tổng tài sản bình quân 106,213 135,004 113,668 7,455 7.02 (21,335) -15.80 7. Tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán so với

doanh thu thuần (2/1) 0.806 0.815 0.710 (0.096) -11.90 (0.105) -12.85

8. Sức sinh lời của doanh thu

(ROS)(4/1) 0.052 0.095 0.132 0.080 153.37 0.038 40.13

9. Sức sinh lời của tài sản (ROA)(4/6) 0.106 0.126 0.341 0.235 222.19 0.216 171.63 10. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

Qua bảng 3.14 ta thấy, doanh thu thuần bán hàng của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh cao gấp 1,36 lần Công ty dược phẩm Âu Việt và gấp 1,63 lần Công ty TNHH Tân Đại Dương, đồng thời do tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần của Công ty là 71% thấp nhất trong 3 Công ty nên lợi nhuận gộp của Công ty thu về lớn hơn của 2 Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dương. Lợi nhuận sau thuế của Công ty cao hơn 3.45 lần Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và gấp 2.287 Công ty TNHH Tân Đại Dương, điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty rất cao. Bên cạnh đó, dù tổng tài sản bình quân của công ty có giá trị nhỏ hơn Công ty TNHH Tân Đại Dương nhưng sức sinh lời của tài sản của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh thì gấp 3.22 lần sức sinh lời của tài sản Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và gấp 2.71 lần so với Công ty TNHH Tân Đại Dương. Sức sinh lời của doanh thu của Công ty năm 2018 là 0.132, gấp 2,53 lần so với Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và gấp 1,40 lần Công ty TNHH Tân Đại Dương. Ngoài ra sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2018 đạt 0,512, gấp 2,91 lần so với Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và gấp 3,41 lần so với Công ty TNHH Tân Đại Dương. Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH dược phẩm Hiếu Anh năm 2018 cao hơn so với các công ty khác trong cùng ngành. Điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách, chiến lược kinh doanh đúng đắn hợp lý đem lại hiệu quả kinh doanh cao và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành cũng như trong nền kinh tế.

3.3. Đánh giá kết quả tình hình tài chính của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Về khái quát tình hình tài chính

Các chỉ số về khả năng thanh toán đều tăng cho thấy dấu hiệu lạc quan hơn về tình hình đảm bảo thanh toán bằng tài sản ngắn hạn cho các khoản nợ ngắn hạn.

3.3.1.2. Về khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 tăng mạnh so với năm 2016 với mức tăng 9,365,622,972 đồng tương ứng 34.07% chứng tỏ khả năng thanh toán của hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong khả năng thanh toán của Công ty.

3.3.1.3. Về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng qua các năm và đạt kết quả tốt, tận dụng được công suất của máy móc thiết bị.

Tỷ suất sinh lợi trên giá vốn hàng bán được cải thiện, năm 2018 so với năm 2017, chứng tỏ công ty đã có các chính sách bán hàng khá hiệu quả để nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

So sánh với mặt bằng chung một số doanh nghiệp khác cùng ngành cho thấy công ty có được những kết quả tích cực và khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tốt.

3.3.1.4. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn

Khả năng thanh toán của công ty được cải thiện, tuy nhiên nợ ngắn hạn đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn đang ở mức cao, tăng qua các năm, và phát sinh thêm các chi phí tài chính về lãi vay. Chính vì vậy, khả năng rủi ro về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này có thể bị rủi ro nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

3.3.2.1. Về khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

hoạt động đầu tư năm 2018 là âm 17.705.525.076 đồng, năm 2017 là âm 7.383.002.744 đồng, năm 2016 là âm 8.859.620.289 đồng. Tuy nhiên trong thời gian tới nếu thuận lợi, khi các dây chuyền sản xuất đi vào ổn định và đem lại lợi nhuận cao thì có thể làm lưu chuyển từ hoạt động này tốt hơn. Nhưng áp lực trả lãi vay và nợ gốc trong những năm tới sẽ khiến lưu chuyển tiền từ hoạt động hoạt động tài chính càng bị thâm hụt.

3.3.2.2. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn

Trong lĩnh vực tài chính, việc tự chủ tài chính là vấn đề mà công ty cần quan tâm, Công ty cần cải thiện tỷ số nợ để có thể tự chủ về tình hình tài chính.

Trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu mà không có nợ dài hạn. Mà theo như mục tiêu của Công ty là mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế. Nếu sử dụng tài sản ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây rủi ro trong thanh toán, do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm. Vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn tài trợ hơn nữa.

3.3.3.3.Về công tác quản lý

Về thu hồi công nợ phải thu: Nợ phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chứng tỏ công ty chưa có biện pháp thu hồi và đang bị chiếm dụng vốn.

Công ty quản lý chi phí còn chưa tốt, đặc biệt là chi phí bán hàng, năm 2017 là 14,779 triệu đồng, sang năm 2018 tăng chi phí này lên đến 24.751 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

3.3.3.4.Về công tác quản lý hàng tồn kho

Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm giai đoạn 2016 – 2018 đều ở mức cao. Điều này cho thấy dấu hiệu không tốt của công ty trong việc tiêu

cũng như ngành dược phẩm. Với đặc thù là hàng hóa liên quan đến sức khỏe của con người thì việc chậm tiêu thụ hàng hóa là dấu hiệu đáng lo ngại với công ty trong việc bảo quản chất lượng của hàng hóa. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

CHƢƠNG 4. DỰ BÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HIẾU ANH 4.1. Dự báo tài chính công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019- 2021

Dựa trên những số liệu thời kỳ quá khứ của 3 năm từ 2016 – 2018 tác giả muốn đề cập đến việc dự báo tài chính cho Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019 – 2021.

4.1.1. Chiến lược phát triển của công ty và dự báo nhu cầu vốn tầm nhìn đến năm 2030 năm 2030

* Chiến lược phát triển của công ty

Đầu năm 2019, Ban giám đốc của công ty đã họp và thông qua chiến lược kinh doanh cho các năm tới. Công ty tiếp tục coi mảng phân phối, nhập khẩu dược phẩm và thực phẩm chức năng (thông qua các xí nghiệp dược phẩm nhà nước - dưới hình thức ủy thác) là mảng kinh doanh chủ lực của công ty. Với nhiều chi nhánh mở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống phân phối chuyên nghiệp trên toàn quốc, công ty dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng các chi nhánh đến các thành phố, các tỉnh tiềm năng khác; mở rộng danh mục các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu hỗ trợ điều trị bệnh khác; từ đó mở rộng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Ngoài ra, công ty cũng mong muốn cải tiến, nâng cấp quy trình sản xuất hóa chất, bao bì y tế, dụng cụ y tế sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường hiện nay. Bởi đặc thù của Công ty là nhập khẩu dược phẩm, thực phẩm chức năng về bán cho thị trường trong nước, và sản phẩm đáp ứng được chất lượng, kiểm định do đã được thông qua bởi

nước, đội ngũ nhân viên tâm huyết, có trình độ; nhu cầu dược phẩm tốt của thị trường cũng rất lớn, nên nhìn chung, việc mở rộng quy mô kinh doanh dự kiến có thể mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, và rủi ro là không cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải dè chừng, cần nghiên cứu kĩ thủ tục xin cấp phép nhập khẩu, xin kiểm định chất lượng… cần nghiên cứu kĩ nhu cầu thị trường có thể chấp nhận loại dược phẩm, thực phẩm chức năng mới được đưa về không? Ngoài ra, công ty cũng duy trì, bảo vệ uy tín doanh nghiệp tốt; tiếp tục nâng cao đội ngũ dược sĩ; xây dựng đội ngũ bán hàng giỏi, nhanh nhạy… để ứng phó lại các tác động bất lực từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh…

Không nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty cũng cố gắng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng đầu tư vào dây chuyền sản xuất hóa chất, bao bì, dụng cụ y tế “sạch”, “đạt chuẩn”, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, uy tín chung của công ty. Công ty cũng ứng dụng những tiến bộ công nghệ để theo dõi, quản lý các quy trình sản xuất thương mại của chính mình; để phân tích lợi nhuận chi phí, nghiên cứu thị trường.

* Dự báo nhu cầu vốn dài hạn của Công ty - Đối với cơ cấu, tỷ trọng vốn kinh doanh

Xem xét tình hình sử dụng nợ của Công ty chúng ta thấy hệ số nợ của Công ty nói chung đã khá cao trong khi đó tỷ trọng nợ dài hạn chiếm rất ít. Do đó, trong kế hoạch mới Công ty nên điều chỉnh việc sử dụng nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn để duy trì thường xuyên nguồn vốn dài hạn cho hoạt động của Công ty, để tài chính của Công ty được an toàn hơn.

Về nguồn vốn dài hạn: Công ty có thể vay vốn dài hạn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi

hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình. Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trên một năm. Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm), vay vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm).

Dựa theo số liệu của Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dương, cơ cấu vốn của 2 Công ty được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.1. Cơ cấu vốn của Công ty CP dƣợc phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng năm 2018

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty cổ phần dƣợc phẩm Âu Việt Công ty TNHH Tân Đại Dƣơng Nợ phải trả 42,052 21,766 Nợ ngắn hạn 27,586 15,127 Nợ dài hạn 14,466 6,639 Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả 34,4% 30,5% Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ phải trả BQ 32,45%

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Dựa bào tỷ lệ nợ dài hạn/nợ phải trả bình quân của 2 Công ty năm 2018, tác giả đề xuất tỷ trọng cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019 – 2021 là 32,45%.

Khi đó, cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2019 -2021 được thể hiện dưới bảng:

Bảng 4.2. Cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh đến năm 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ phải trả 50.896 60.089 72.118

Nợ ngắn hạn 34.380 25.564 26.770

Nợ dài hạn 16.516 19.499 23.402

Tỷ trọng nợ dài hạn 32,45% 32,45% 32,45%

(Nguồn: Tác giả dự báo)

Cơ cấu vốn các DN luôn ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh, do đó chúng ta chỉ có thể xác định được khoảng cơ cấu biến động chứ không phải là cơ cấu bất biến. Như vậy, tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty được xây dựng sẽ giúp giảm áp lực thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đồng thời giảm bớt rủi ro tài chính.

4.1.2. Tình hình kinh tế và thị trường hiện nay và dự báo thị trường

* Tình hình kinh tế và thị trường dược phẩm hiện nay Về thị trường bán lẻ dược phẩm

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng nhờ có cơ cấu dân số trẻ, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, người dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường IMS Health, tiêu thụ thuốc tại Việt Nam sẽ tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi hiện tại, quy mô thị trường dược phẩm ước đạt khoảng 5,3 tỷ USD và mới có 1,6 tỷ USD dành cho các nhà bán lẻ. Tiềm năng lớn cũng thường đi kèm với cạnh tranh cao. Thống kê cũng cho thấy, thị trường bán lẻ thuốc Việt Nam hiện có trên 57.000 cửa hàng thuốc lớn nhỏ và con số này vẫn không ngừng gia tăng.

Cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành bán lẻ dược phẩm và cuộc chiến này được dự báo sẽ chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho mô hình chuỗi nhà thuốc hiện đại bởi các quy định ngày càng khắt khe của ngành y tế, cũng như

xu hướng thận trọng của người tiêu dùng. Đi kèm với đó, sẽ có nhiều nhà thuốc chấp nhận M&A hoặc giải thể.

Về thị trường thực phẩm chức năng (TPCN)

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới những thay đổi cơ bản trong phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra. Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều. Hao tiền, tốn của là vậy nhưng các bệnh mạn tính không lây lại chưa thể phòng ngừa bằng vaccine mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm chức năng (TPCN). Bởi vậy, TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỷ 21. Khi chi phí y tế cho các bệnh mạn tính không lây càng “phình to” hơn qua mỗi năm thì càng khiến nhu cầu về “vaccine dự phòng” - TPCN tăng cao.

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ ban đầu chỉ có vài sản phẩm, đến nay, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN. Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam xác định, thị trường TPCN Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển thành một ngành kinh tế - y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật cho người dân Việt Nam. Từ đó, Hiệp hội đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Trong đó, Hiệp hội xác định, chỉ tiêu quan trọng nhất được đưa ra là nâng số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên từ 43% như hiện nay lên khoảng 60%. Về sản xuất, Hiệp hội sẽ phối hợp

với các bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan để hình thành thêm nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)