4.2.4.1. Xây dựng cơ cấu tài sản hợp lý
Hàng năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Phần lớn tài sản ngắn hạn được cấu thành từ tiền, các khoản phải thu ngắn hạn. Cơ cấu tài sản như vậy chưa thật hiệu quả và có phần lãng phí nguồn lực của Công ty. Để cơ cấu tài sản hợp lý hơn, Công ty cần giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, khoản mục tiền và phải thu của khách hàng, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu. Với khoản mục tiền mặt có tỷ trọng lớn sẽ rất tốt cho Công ty trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các đơn vị đối tác cũng như có thể dễ dàng huy động được vốn của ngân hàng khi cần sử dụng đầu tư tuy nhiên nếu không có phương án sử dụng hợp lý sẽ gây lãng phí. Vậy, Công ty có thể xem xét khả năng đầu tư theo hướng đầu tư tài chính ngắn và trung hạn để phát huy hiệu quả nhưng cũng phải cân đối thời gian để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn.
khách hàng, khoản mục này lớn sẽ dể đưa Công ty đứng trước nguy cơ phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán của đối tác đặc biệt trong giai đoạn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hạn chế nguy cơ này đề nghị Công ty xây dựng hệ thống quản trị công nợ trực tuyến điều hành bám sát theo từng khách hàng và có đánh giá về tiềm lực tài chính cũng như thương hiệu trước khi thực hiện phục vụ cung cấp dịch vụ để hạn chế rủi ro trong thanh toán.
4.2.4.2. Quản lý chi phí
Dựa vào phân tích ở Chương 3 có thể thấy rằng chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tổng chi phí của Công ty luôn ở mức cao, cụ thể:
- Giá vốn hàng bán cao do công ty sử dụng các phương tiện vận chuyển đã lỗi thời làm tốn nhiều nguyên liệu cũng như năng suất và nhân công, điều đó làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Công ty không cập nhật các thiết bị với công nghệ tiên tiến hơn nên chất lượng sản phẩm cạnh tranh thấp.
- Nền kinh tế vĩ mô không ổn định khiến chi cho phí nguyên liệu không ngừng tăng lên trong khi nền kinh tế thị trường lại cạnh tranh gay gắt, công ty không thể nâng giá sản phẩm.
- Công ty thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng mặc dù có thể làm tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng lại làm phát sinh một khoản chi phí lớn để quản lý các khoản nợ.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Công ty thì Công ty nhất định phải tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động.
Trước hết, Công ty phải thanh lý các thiết bị đã lỗi thời, đầu tư các thiết bị mới tiên tiến hơn, mặc dù sẽ phải đầu tư một khoản tiền lớn tại thời điểm hiện tại nhưng Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên liệu và nhân công trong suốt giai
Thứ hai, Công ty nên điều chỉnh lại chính sách tín dụng, giảm chiết khấu thanh toán cho khách hàng và giảm thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên phải điều chỉnh một cách hợp lý để không mất đi các khách hàng hiện tại mà vẫn có thể lôi kéo được các khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho Công ty trong thời gian tới.
4.2.4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính Công ty trong giai đoạn 2016 – 2018, chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng Tài sản cố định nói riêng và Tổng tài sản nói chung của công ty chưa hiệu quả. Quá trình đầu tư, sử dụng những tài sản có thể gây thất thoát, lãng phí dưới các hình thức tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn, tài sản cố định bị ứ đọng không sử dụng, các khoản đầu tư dài hạn bị giảm giá, bị thua lỗ hoặc không thể thu hồi được vốn, giá trị của tài sản cố định và đầu tư dài hạn có thể bị giảm sút do tác động của các yếu tố như lạm phát, tỷ giá... gây ra. Do đó, công ty cần phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như đầu tư dài hạn nhằm bảo đảm an toàn, phát triển giá trị của chúng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, công ty phải tìm ra các biện pháp tác động tới quá trình đầu tư, sử dụng và quản lý tài sản cố định sao cho các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả tài sản cố định đạt được các kết quả ở mức mong đợi. Công ty có thể nghiên cứu triển khai một số biện pháp như: xây dựng, thẩm định và lựa chọn các phương án đầu tư tài sản cố định tối ưu; tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tư tài sản cố định để đảm bảo đúng tiến độ đầu tư, hình thành tài sản cố định và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư... Bên cạnh đó, trong khai thác huy động vốn tài trợ cho tài sản cố định, công ty cần quán triệt nguyên tắc nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định để đảm bảo và duy trì khả năng thanh toán vững chắc của công ty.
hiện tốt quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định nhằm tăng năng lực phục vụ của tài sản cũng như ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Khai thác triệt để công suất, công dụng của tài sản cố định cũng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của nó.
4.2.4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở các doanh nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vồn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc có thể với số vốn như cũ nhưng Công ty mở rộng được sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn.
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành và chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho Công ty có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, các giải pháp Công ty có thể áp dụng là:
- Thứ nhất, tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng. Cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh
nguồn vốn lưu động của Công ty.
- Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày cung cấp dịch vụ để thu tiền kịp thời, tăng tốc độ luân chuyển vốn ở khâu này từ đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn.
4.2.4.5. Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực
Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng, quyết định trong mọi hoạt động, và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng không phải là ngoại lệ. Yếu tố nhân lực luôn là nhân tố cơ bản, quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của công ty.
Đặc thù của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm thay đổi nhanh chóng, từng ngày. Chính vì vậy, để theo kịp với yêu cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới đòi hỏi các công ty phải chú trọng chất lượng nguồn nhân lực. Các công ty nên có chính sách đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ nhân viên thường xuyên. Các cán bộ nhân viên mới cần được hướng dẫn định hướng để đảm bảo hòa nhập, tiếp cận, thích nghi với môi trường làm việc nhanh chóng. Bên cạnh đó, công ty cần ưu tiên nguồn lực để cán bộ nòng cốt được đào tạo nhằm trở thành lực lượng quản lý, lãnh đạo kế cận, phục vụ nhu cầu dài hạn của công ty. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng cần được đào tạo để tập trung phát triển cả về chuyên môn lẫn năng lực quản lý. Một số chính sách có thể áp dụng như: gửi cán bộ đi đào tạo trong nước hoặc nước ngoài; trao đổi cán bộ thuộc cùng lĩnh vực với các nước tiên tiến trên thế giới; mời chuyên gia nước ngoài có trình độ, kinh nghiệm đến giảng dạy...
Công ty nên có chính sách tuyển dụng, thu hút lao động giỏi, có năng lực vào làm việc. Bên cạnh đó, công ty nên có những chính sách đãi ngộ thoả đáng. Dựa
ty, chất lượng công việc hoàn thành...để có những chế độ phù hợp đối với nhân viên. Công ty nên chú trọng đưa ra các chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho cán bộ nhân viên tiềm năng, tạo cơ hội thăng tiến cho những cán bộ có năng lực. Các chính sách về lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi nên được đưa ra dựa trên việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator), gắn kết quả sản xuất kinh doanh của nguồn lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ. Với chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp, với tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc tới từng cá nhân sẽ là động lực để mỗi cán bộ nhân viên cố gắng phát huy hết năng lực để hoàn thành tốt công việc được giao cũng như tìm tòi nghiên cứu phát triển năng lực đồng thời sẽ là nhân tố giúp cán bộ nhân viên gắn bó lâu dài với môi trường làm việc của công ty.