Đối với người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 112 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.4. Đối với người dân

- Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; thi đua lao động sản xuất, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung làm ăn kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; đoàn kết giúp nhau xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; quyết tâm xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại; xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu.

- Tích cực và tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của tham gia xây dựng NTM. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia quản lý và sử dụng các công trình sau khi đã hoàn thành trên địa bàn dân cư.

KẾT LUẬN

Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thực hiện cụ thể hoá nội dung cơ bản trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị; thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp của Nhà nước và nhân dân cùng tham gia thực hiện. Trong đó, Hội Nông dân Việt Nam đã và đang hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống sống xã hội của nông dân, ngày càng thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường; chủ động thực hiện công tác tuyền truyền, vận động quần chúng nhân dân lao động; nắm bắt và phản ánh được với Đảng, Nhà nước những tâm tư nguyện vọng của nông dân; tham gia vào công tác xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng Nông thôn mới ở địa phương như: Tham gia công tác tuyên truyền; tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới; tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn; tham gia lập kế hoạch và xây dựng quy hoạch; tham gia và huy động đóng góp tiền của, công sức, tài sản; trong phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tham gia giám sát xây dựng; tham gia nghiệm thu và quản lý, sử dụng các công trình hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt đã góp phần quan trọng làm chuyển biến, nâng cao một bước nhận thức trong toàn thể cán bộ, hội viên nông dân và người dân về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ; từ đó người dân đã tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của và cách làm hay sáng tạo, hiệu quả để tập trung thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Công tác tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Hoạt động của Hội Nông dân đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc: Kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững, không

còn hộ đói, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng; các chỉ tiêu văn hóa, xã hội cơ bản đạt kế hoạch đề ra; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt, công tác an sinh xã hội đạt kết quả cao; an ninh - quốc phòng được giữ vững; hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố ngày càng vững mạnh.

Để tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân cần: tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy địa bàn thôn, xóm, khu dân cư làm địa bàn hoạt động; phát huy vai trò của chi, tổ hội trên địa bàn dân cư. Đa dạng hóa các hình thức thu hút, tập hợp nông dân; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên nông dân. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân với nhiều hình thức sinh động, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm vùng miền, tập quán dân tộc theo phương châm: đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên rà soát, bổ sung và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động với UBND cùng cấp. Tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo quy định; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh. Tổ chức các phong trào hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, sát, hợp, cụ thể. Xây dựng các mô hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến rồi nhân rộng, lấy đó làm tấm gương cho cán bộ, hội viên nông dân học tập noi theo. Chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua gắn với cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Với việc thực hiện đầy đủ các giải pháp được đưa ra đảm bảo có cơ sở khoa học và tính khả thi cao, chắc chắn vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới sẽ ngày càng được nâng cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương (số 61-KL/TW ngày 03/12/2009). Kết luận của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.

2. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ. Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (2011 - 2014).

3. Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. Văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh, 2013.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyên đề tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới. Hà Nội, 2011.

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới.

6. Cổng thông điện tử Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

7. Chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh (số 976-CTPH/NN&PTNT-HND). Chương trình phối hợp về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

9. Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

10. Hội Nông dân huyện Ba Chẽ. Báo cáo công tác Hội và phong trào nông dân năm 2011, 2012, 2013, 2014.

11. Hội Nông dân huyện Ba Chẽ. Báo cáo kết quả 4 năm (2011- 2014) tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ.

12. Huyện ủy Ba Chẽ (sô 02-CTr/HU, ngày 05/12/2008). Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Ttrung ương Đảng khóa X.

13. Huyện ủy Ba Chẽ (số 06-CTr/HU, ngày 02/3/2011). Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 27/10/2010 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

14. Kế hoạch phối hợp giữa Ban xây dựng nông thôn mới với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh (số 492-KHPH/XDNTM-HND, ngày 04/10/2011). Kế hoạch

phối hợp triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

15. Nội dung sửa đổi 5 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

16. Tạp chí Nông thôn mới.

17. Tỉnh ủy Quảng Ninh (số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010). Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

18. Thủ tướng chính phủ (số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013). Quyết định sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

19. Thủ tướng chính phủ (số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009). Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

20. Thủ tướng chính phủ (số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011). Quyết định về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2012 - 2020.

21. Thủ tướng chính phủ (số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010). Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

22. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (số 01-ĐA/ĐĐHND ngày 13/11/2009).

Đề án nâng vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

23. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (số 01-ĐA/UBND, ngày 18/10/2011). Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2020.

24. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hôi huyện Ba Chẽ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Đối tượng: Hội viên nông dân.

Nhằm đánh giá vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ. Chúng tôi trân trọng đề nghị ông (bà) điền các thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây, đồng thời cho biết ý kiến đề xuất trong thời gian tới. (Lưu ý: nếu đồng ý thì đánh dấu X vào ô tương ứng).

Ngày ... tháng ... năm 2014

1. Họ và Tên người trả lời phiếu: ... 2. Tuổi 15 - 20 21 - 35 36 - 55 56 - 60 trên 60. 3. Địa chỉ: ... 4. Số nhân khẩu trong gia đình: ... người.

Trong đó: Nam: ... người ; Nữ: ... người.

5. Số người hiện trong độ tuổi lao động (có thu nhập): ... người. Trong đó: Nam: ... người ; Nữ: ... người.

6. Nghề nghiệp Số người: - ... ... người - ... ... người - ... ... người 7. Trình độ học vấn:

- Sau Đại học: ... người. - Đại học và trung cấp: ... người. - Cấp 3 (THPT): ... người. - Cấp 2 (THCS): ... người. - Cấp 1 (TH): ... người.

- Không đi học/ chưa đi học: ... người.

8. Thu nhập bình quân: ... đồng/người/năm. 9. Thu nhập bình quân từ ngành nghề:

- TT Công nghiệp - Nông nghiệp

- Ngành nghề khác: ... 10. Ông (Bà) có phấn khởi với chương trình xây dựng nông thôn mới ?

Phấn khởi bình thường không phấn khởi 11. Ông (Bà) có được tuyên truyền, phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới ?

Nhiều lần một lần chưa bao giờ

12. Ông (Bà) nghe tuyên truyền, phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới từ các hình thức nào ?

Hội nghị Sinh hoạt chi hội

Qua các phương tiện thông tin đại chúng Từ nguồn khác

13. Hội Nông dân đã làm gì để hội viên nông dân nâng cao ý thức trong việc chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt ?

- Tập huấn chuyển giao KHKT:

Có tổ chức không có tổ chức - Tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất: Tạo điều kiện không tạo điều kiện

14. Trong sản xuất nông nghiệp hộ gia đình ông (bà) có được hỗ trợ (cây, con giống, vật tư, phân bón, lãi xuất tiền vay, ....) ?

Được hỗ trợ không được hỗ trợ

15. Gia đình ông (bà) có tham gia vào các hoạt động, chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương ?

Có tham gia không tham gia

16. Cơ sở hạ tầng trong xã, thôn, xóm có khác nhiều so với trước kia ?

Khác không khác

17. Đường xã, thôn, xóm thế nào ?

tu sửa nâng cấp, mở rộng không tu sửa, nâng cấp, mở rộng 18. Địa phương có nhà văn hóa không ?

Có không có

19. Địa phương có trường học, trạm y tế không ?

20. Gia đình ông (bà) có điện lưới phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất không ?

Có không có

21. Xã có chợ không ?

Có không có

22. Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông không ?

Có không có

23. Xã có Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp không ?

Có không có

24. Khu dân cư có xây dựng hương ước, quy ước không ?

Có không có

25. Gia đình ông (bà) sử dụng các công trình phụ như thế nào ? Hợp vệ sinh không hợp vệ sinh 26. Gia đình ông (bà) sử dụng nước sinh hoạt như thế nào ? Hợp vệ sinh không hợp vệ sinh 27. Khu dân cư có xây dựng nơi tập kết và sử lý rác thải không ?

Có không có

28. Khu dân cư có thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt không ?

Có không có

29. Thôn có quy hoạch khu nghĩa trang xa khu dân cư không ?

Có không có

30. Hội Nông dân hoạt động có hiệu quả không ?

Có không có

31. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội có ổn định không ?

Có không có

32. Ông (Bà) có ý kiến gì về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong thời gian qua ?

... 33. Xin ông (bà) cho biết đề xuất và kiến nghị trong thời gian tới ?

...

Xin trân trọng cảm ơn ông (bà) đã để điền vào phiếu điều tra./.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Đối tượng: Cán bô ̣ Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Để đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) trong thời gian vừa qua; đồng thời nêu những giải pháp trong thời gian tới. Xin trân trọng đề nghị ông (bà) điền các thông tin và khoanh tròn vào những ý mà ông (bà) được cho là đúng sau đây:

Họ và tên: ... Chức vụ: ... Đơn vị: ...

1. Xin ông (bà) cho biết những thuận lợi trong thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa phương ?

a. Được Đảng, Nhà nước các cấp quan tâm chỉ đạo. b. Nhân dân địa phương có bản chất cần cù chịu khó. c. Học tập được kinh nghiệm của nhiều địa phương khác.

d. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được ổn định. e. Những thuận lợi khác ... ...

2. Xin ông (bà) cho biết những khó khăn trong thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa phương ?

a. Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. b. Nguồn lực của địa phương có hạn.

c. Khó khăn trong huy động đóng góp của người dân.

d. Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp e. Nhiều cán bộ và người dân còn ỷ lại, trồng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. f. Những khó khăn khác ... ... ...

3. Để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM tại địa phương trong thời gian tới, theo ông (bà) cần áp dụng những giải pháp nào sau đây ?

a. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

b. Phát huy vai trò của Hội nông dân trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM.

d. Các giải pháp khác ... ... ...

Xin trân trọng cảm ơn ông (bà) đã để điền vào phiếu điều tra./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 112 - 121)