Vai trò của Hội Nông dân trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 78 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Vai trò của Hội Nông dân trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn

Tình hình kinh tế của huyện Ba Chẽ nói chung và các xã Lương Mông, Thanh Sơn, Đồn Đạc nói riêng, trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh,, thể hiện ở đời sống của người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ khá giầu ngày càng tăng. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tư vấn giúp đỡ, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và tham gia các dự án, mô hình phát triển kinh tế, tín chấp tạo nguồn vốn vay cho nông dân, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trong đời sống, đảm bảo giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.

3.3.5.1. Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong các mô hình sản xuất cho cán bộ, hội viên và người dân

Để nâng cao sự phát triển của cá nhân, cần tăng cường sự tham gia của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế chung của cả xã, cả huyện. Đầu tiên là để nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, điều không thể thiếu đó là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật vào trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Khi người nông dân nắm bắt được các kiến thức cơ bản, hiểu biết và ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong việc thâm canh tăng năng suất và như vậy một lần nữa vai trò của họ được thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy Hội Nông dân huyện Ba Chẽ, hàng năm đã chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm thú y,… tổ chức mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân trên địa bàn huyện:

- Năm 2011: 15 lớp với 925 lượt người tham gia.

- Năm 2012: 47 lớp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KHKT cho hội viên nông dân với tổng số 1.874 lượt người tham gia.

- Năm 2013: Hội Nông dân huyện và cơ sở đã chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chuyên môn tổ chức được 22 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 1.363 lượt hội viên nông dân tham gia.

- Năm 2014: mở được 35 lớp tập huấn cho 2.115 lượt người tham gia.

Bảng 3.16. Số lớp đào tạo, tập huấn do Hội Nông dân tổ chức phục vụ cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ

Đơn vị

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lớp Số lượt người tham gia Số lớp Số lượt người tham gia Số lớp Số lượt người tham gia Số lớp Số lượt người tham gia Lương Mông 3 175 7 400 4 220 6 330

Thanh Sơn 4 250 8 480 5 240 5 300

Đồn Đạc 3 210 7 420 4 250 7 410

Tổng số 10 635 22 1.300 13 710 18 1.040

(Nguồn tổng hợp điều tra của tác giả)

Qua bảng trên cho thấy, Hội Nông dân của cả 3 xã đều đã kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, hàng năm đã tổ chức được khá nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao khoa học công nghệ cho đông đảo hội viên nông dân trên dịa bàn. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả năng suất giống cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hộp 3.2. Tâm sự của cán bộ hội viên nông dân khi tham gia tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật năm 2014

“ Chúng tôi xác định việc đi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật là để tiếp thu tiến bộ, kỹ thuật mới để áp dụng vào trong sản xuất, để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, vẫn thấy còn lúng túng, kết quả không như mong đợi. Chúng tôi học trước quên sau, cán bộ chỉ nói thôi thì chúng tôi rất khó nhớ và nhanh quên lắm. Việc đi tập huấn, bên cạnh những người chăm chú lắng nghe, học hỏi nghiêm túc thì vẫn còn những người lại tham gia chỉ cốt điểm danh, nhận tiền bồi dưỡng. Cho nên không khí học tập và kết quả học tập không cao”

Anh Lục Văn Chắn - Hội viên nông dân thôn Khe Pụt trong xã Thanh Sơn

Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, Hội Nông dân đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, trạm bảo vệ thực vật tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật theo trồng và phòng trừ bệnh cho lúa lai, lúa xuân; kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; kỹ thuật trồng một số cây dược liệu như trồng ba kích tím, trà hoa vàng, nhân trần, thanh long,… Đồng thời, vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật này gắn liền với hoạt động sản xuất của người nông dân và xuất phát từ những khâu đơn giản đến phức tạp: Kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, chế biến,…

Trong 4 năm 2011-2014 tổ chức 22 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 720 lao động nông thôn, tổ chức được 148 lớp tập huấn, hội nghị, tham quan về lĩnh vực sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho 7.354 lượt người góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất cho nông dân.

Bảng 3.17. Số cán bộ, hội viên nông dân tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật vào trong sản xuất xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong năm 2014

Stt Nội dung Địa điểm Thời

gian

Số người 1 Kỹ thuật gieo trồng, phòng trừ

bệnh cho lúa lai, lúa xuân

Xã Đồn Đạc, Lương Mông

12 ngày 120

2 Kỹ thuật nuôi, phòng trừ bệnh

cho gia súc, gia cầm

Xã Đồn Đạc, Lương Mông, Thanh Sơn

18 ngày 200 3 Kỹ thuật trồng ba kích tím, trà hoa vàng Xã Thanh Sơn, Lương Mông 16 ngày 150

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra của tác giả )

Qua số liệu điều tra bảng 3.17 ta thấy các mô hình sản xuất đã phát huy tối đa sự tham gia của hội viên nông dân, làm cho họ tự tin vươn lên, chủ động tham gia các hoạt động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Điều đó, phần nào chứng minh được vai trò của Hội Nông dân trong việc tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

3.3.5.2. Hỗ trợ cho nông dân kinh phí thực hiện các mô hình, dự án sản xuất.

Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo, đây chính là động lực cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập ổn định, đảm bảo cho cuộc sống thì người nông dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho bản thân gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng.

Để hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các cấp hội trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã phát động nông dân thi đua lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả trên mỗi diện tích đất canh tác. Các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, vận động hội viên tích cực, chủ động, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu

của thị trường; từ đó thay đổi dần thói quen canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, xoa bỏ tâm lý trông chờ ỷ lại vào các cơ chế chính sách của nhà nước.

Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thì tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí khó khăn, nhưng vô cùng quan trọng. Hàng năm, huyện Ba Chẽ đã dành một khoản ngân sách không nhỏ trong nguồn xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng thời, huy động thêm các nguồn lực hỗ trợ khác từ nguồn xã hội hóa, sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để hỗ trợ cho sản xuất. Từ năm 2011 đến năm 2014, toàn huyện đã dành 161.885,9 triệu đồng để hỗ trợ sản xuất. Trong đó, đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, khảo nghiệm các loại giống mới: Lúa mới với quy mô 6,25 ha tại Thanh Sơn, Lương Mông, Đồn Đạc; Mô hình trồng ổi Đài Loan quy mô 1,0 ha tại Thanh Lâm và thị trấn Ba Chẽ; Mô hình Cam Canh ở Đồn Đạc và Nam Sơn; Mô hình nuôi cá rô đồng, cá rô đầu vuông tại thị trấn và một số mô hình trồng Nấm Linh Chi, Ba Kích… và một số mô hình khác ở các xã. Triển khai Dự án khoa học công nghệ trồng cây Thanh long ruột đỏ tại xã Nam Sơn; Mô hình thâm canh cây Sa mộc; Tổ chức 02 lớp dạy nghề trồng nấm Linh chi cho 70 học viên tham gia hiện đã có nhiều nhóm hộ dân ở xã Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm…triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, đã có sản phẩm được thu hoạch và được nhân rộng ra các xã khác trên địa bàn. Triển khai xây dựng các dự án phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015 như: Dự án mở rộng phát triển cây Thanh Long; Dự án trồng tre mai, Ba kích, trồng nấm Linh Chi, sản xuất giống lúa thuần tại nông hộ; bảo tồn và duy trì giống ngan đen, gà đồi địa phương; dự án lợn hướng nạc tập trung, nuôi trâu, bò bán chăn thả, dự án xây dựng mô hình trang trại VACR khép kín… Xây dựng một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp huyện Ba Chẽ giai đoạn 2012- 2015, được thông qua Nghị quyết số 26, 36 của HĐND huyện “Về một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp huyện Ba Chẽ giai đoạn 2012-2015” tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy sản xuất đi đúng hướng, trọng tâm, tạo sản phẩm mang tính hàng hoá.

Cùng với phong trào chung của huyện, Hội Nông dân huyện Ba Chẽ cũng đã chủ động tổ chức thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế do các cấp hội trực tiếp quản lý, thực hiện:

hình trồng mía tím ở toàn thôn Làng Mô xã Đồn Đạc mang tính chất phát triển hàng hoá; Mô hình trồng gừng ở Thị trấn: 10 hộ; nuôi ngan đen ở xã Nam Sơn: 14 hộ; nuôi bò, gà ở xã Đạp Thanh: 03 hộ.

- Năm 2012, thực hiện tổng số 16 mô hình phát triển kinh tế, trong đó:

* Hội nông dân huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện 01 mô hình trồng Nấm linh chi ở xã Đồn Đạc, có 10 hộ tham gia với tổng số vốn đầu tư từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân là 300 triệu đồng.

* Hội nông dân cơ sở trực tiếp chỉ đạo 15 mô hình và tham gia phối hợp thực hiện 06 mô hình phát triển kinh tế. Cụ thể:

+ Hội nông dân xã Lương mông: 02 mô hình (01 mô hình Nấm linh chi gồm 6 hộ tham gia, 01 mô hình gà đồi với trên 300 con giống gồm 5 hộ tham gia). Ngoài ra còn 15 hộ hội viên tham gia mô hình trồng Ba kích tím.

+ Hội nông dân xã Minh Cầm: 02 mô hình (01 mô hình gà đồi gồm 4 hộ tham gia, 01 mô hình Nấm linh chi gồm 02 nhóm có 09 hộ tham gia). Hội tham gia phối hợp vận động 02 mô hình khác là: 01 mô hình Trồng cây Thanh Long gồm 03 hộ, 01 mô hình trồng Ba kích tím gồm 10 hộ tham gia.

+ Hội nông dân xã Đạp Thanh: 03 mô hình (01 mô hình gà siêu trứng Ai cập gồm 6 hộ tham gia có 1200 con giống, 01 mô hình nấm linh chi gồm 3 nhóm hộ có 9 hộ tham gia, 01 mô hình cá rô phi đơn tính gồm 04 hộ tham gia). Ngoài ra, còn 01 hộ hội viên nông dân SXKD giỏi điển hình (ông Nịnh Văn Trắng - Khe xa, Đạp Thanh) đã tự chủ động giống, vốn nuôi trên 500 con gà + 1 ha cây chè rừng và hơn 10 ha keo.

+ Hội nông dân xã Thanh Lâm: 02 mô hình (01 mô hình nuôi lợn tập trung gồm 12 hộ tham gia, 01 mô hình Trồng cây cam canh gồm 8 hộ tham gia với diện tích 12 ha.

+ Hội nông dân xã Thanh Sơn: 01 mô hình trồng Nấm linh chi gồm 5 nhóm hộ với 22 hộ tham gia.

+ Hội nông dân Nam Sơn: 02 mô hình (01 mô hình nuôi chim bồ câu lai gồm 3 hộ tham gia có 300 con giống, 01 mô hình rau an toàn gồm 12 hộ tham gia). Ngoài ra, Hội còn tham gia phối hợp chỉ đạo 01 mô hình Thanh long ở Sơn Hải gồm 35 hộ tham gia, 01 mô hình nuôi Dê (82 con giống) cho 05 hộ nuôi.

+ Hội nông dân xã Đồn Đạc: 01 Mô hình nấm linh chi gồm 15 hộ tham gia. Nhân rộng mô hình mía tím từ 21,5 ha lên 28 ha. 01 mô hình gia trại điển hình với mức đầu từ trên 400 triệu đồng của Hộ ông Nịnh Văn Long - thôn Làng mô.

+ Hội nông dân Thị Trấn: 02 mô hình (01 mô hình mía tím ở khu 1 gồm 15hộ tham gia; 01 mô hình cây khoai sọ 1 củ ở khu 5 có 25 hộ tham gia).

- Năm 2013, các mô hình của năm 2012 tiếp tục được chỉ đạo phát huy bước đầu có hiệu quả. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng mới mô hình kinh tế gắn với mô hình dân vận khéo. Cụ thể: Mô hình trồng rau sạch tại thôn Làng Mô xã Đồn Đạc có 9 hộ tham gia với diện tích 01ha; mô hình trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong, thôn Bằng Lau, thôn Lò Vôi xã Nam Sơn có 30 hộ tham gia; mô hình trồng cây cam canh ở xã Thanh Lâm có 03 hộ tham gia với diện tích là 2 ha; mô hình nuôi lợn tập trung ở thôn Khe Xa, thôn Khe Mầu xã Đạp Thanh có 06 hộ tham gia; mô hình nuôi lợn thôn Khe Lọng Ngoài xã Thanh Sơn có 10 hộ tham gia (nuôi 400 con); mô hình nuôi gà ở khu 7 thị trấn Ba Chẽ có 6 hộ tham gia (nuôi 3.150 con).

- Năm 2014: vận động hội viên nông dân tham gia các dự án, chương trình phát triển kinh tế theo tinh thần NQ 26 và 36 của HĐND huyện. Đặc biệt, là triển khai thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của huyện với những sản phẩm chủ yếu là Ba Kích Tím, Thanh Long, Măng Mai, Nấm Linh Chi, Mía Tím. Trong đó, HND theo sự phân công của BCĐ XD NTM của Huyện tập trung chỉ đạo, vận động nông dân trông Ba Kích Tím, Nấm Linh Chi. Cụ thể: Mô hình trồng lúa mới năng suất cao ở xã Đồn Đạc; mô hình trồng cây Thanh Long, Địa Liên ở xã Nam Sơn, mô hình trồng cây Cam Canh, Chè Hoa Vàng ở xã Thanh Lâm; mô hình chăn nuôi Lợn, Gà siêu trứng Ai cập, trồng Chè Hoa Vàng, nuôi Giun quế ở HND xã Đạp Thanh; mô hình trồng Ba Kích Tím, chăn nuôi Lợn, Gà tập trung ở xã Thanh Sơn; mô hình trồng Đu Đủ, Gấc, chăn nuôi Lợn tập trung ở khu 7 Thị Trấn Ba Chẽ; mô hình trồng Cam Đường, Tre Mai, Ba Kích Tím ở Lương Mông; chăn nuôi Gà thương phẩm tập trung, trồng Tre Mai ở HND Minh Cầm. Đặc biệt, HND huyện đã trực tiếp chỉ đạo, vận động và tổ chức cho 15 hộ nông dân trồng hơn 10.000m2 Ba kích tím tại xã Thanh Sơn, với tổng giá trị mô hình là 100 triệu đồng. Triển khai thực hiện dự án trồng trà hoa vàng tại xã Đạp Thanh từ nguồn vay 300

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 78 - 88)