Vai trò của Hội Nông dân trong huy động nguồn lực để xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Vai trò của Hội Nông dân trong huy động nguồn lực để xây dựng nông

thôn mới

Trong xây dựng Nông thôn mới, cơ sở hạ tầng không những làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn là điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Thực tế, kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông nội thôn, liên thôn, liên xã, đường nối các khu dân cư với hệ thống giao trục giao thông; đường nội đồng; hệ thống thủy lợi, hệ thống điện lưới, trường học, chợ nông thôn, các công trình nhà văn hóa,… được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng với yêu cầu cần thiết của đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Khi được cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân tuyên truyền về các nội dung, mục đích, yêu cầu của chường trình xây dựng Nông thôn mới cũng như lợi ích trước mắt và lâu dài thì người dân mới chủ động, tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao dộng, hiến đất, cây cối hoa màu sẵn sàng phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Ba Chẽ là huyện miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn, việc đầu tư xây dựng nông thôn mới thiếu rất nhiều nguồn lực để thực hiện. Do vậy, huyện Ba Chẽ đã chủ động ưu tiên dành nguồn ngân sách thỏa đáng tập trung cho xây dựng nông thôn mới, đồng thời kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài huyện chung tay đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới.

Kết quả, từ năm 2011 đến năm 2014 (theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Ba Chẽ) toàn huyện đã huy động được 517.907,4 triệu đồng; Trong đó:

- Vốn trực tiếp cho Chương trình từ ngân sách: 243.599,0triệu đồng; - Vốn lồng ghép từ các chương trình khác: 75.822,0 triệu đồng; - Vốn tín dụng: 72.785,0 triệu đồng;

- Vốn huy động doanh nghiệp và các loại hình khác: 40.529,3 triệu đồng; - Vốn huy động từ cộng đồng dân cư: 71.247,1 triệu đồng;

- Nguồn khác: 13.925,1 triệu đồng.

Hội Nông dân với vai trò của mình cũng đã tích cực kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ từ các tổ chức Hội Nông dân trong tỉnh và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài huyện. (Năm 2014, đã kêu gọi ủng hộ được 570 triệu đồng -

theo báo cáo của Hội Nông dân huyện). Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp đã tập trung tuyền tuyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân trực tiếp tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền của, hiến đất,…để làm đường, làm nhà văn hóa thôn,… Điển hình như thôn Pắc Cáy xã Đồn Đạc, Hội Nông dân đã vận động được mỗi hộ gia đình tự nguyện đóng 10 triệu đồng để làm đường nội thôn.

Bảng 3.20. Hội Nông dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 3 xã huyện Ba Chẽ

Tên xã Tổng kinh phí (triệu đồng)

Hội nông dân đóng góp (triệu đồng Tỷ lệ dóng góp (%) Lương Mông 11.635 187,32 1,61 Thanh Sơn 9.580 114,96 1,2 Đồn Đạc 12.235 163,949 1,34 Tổng cộng 33.450 466,229 1,39

(Nguồn số liệu điều tra thực tế)

Hộp 3.4. Tâm sự của hộ dân về việc tự nguyện hiến đất

“Hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới do Hội Nông dân xã, thôn phát động, gia đình tôi đã bàn bạc và đi đến thống nhất tự nguyện hiến 280 m2 đất vườn bên cạnh nhà để làm nhà văn hóa thôn cho rộng rãi, để con cháu mình có chỗ sinh hoạt, vui chơi thoải mái hơn. Qua phong trào này tôi cũng mong

muốn mọi người dân cũng nên tích cực tham gia đóng góp công sức, đất đai để xây dựng nông thôn mới”

Ông Lương Văn Thiện - thôn Đồng Giảng B xã Lương Mông

Chủ trương xây dựng nhà văn hóa thôn bản đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đại bộ phận nhân dân, nhiều hộ gia đình và tổ chức đã tự nguyện bỏ công sức, hiến đất đai tài sản của gia đình góp phần xây dựng công trình của tập thể. Cụ thể: Xã Thanh Lâm có 02 hộ hiến 550 m2 (Ông Nịnh Văn Phong - Thôn Khe Tính, Bà Trương Thị Coỏng- Thôn Pha Lán); Xã Lương Mông có 06 hộ hiến 625m2 (Ông Dương Nho Tiến - Thôn Khe Nà; Ông Triệu Quý Minh, Triệu Quý Lâm, Đặng Văn Thông, Bàn Văn Vinh ở Thôn Bãi Liêu; Ông Lương Văn Thiện - Thôn Đồng Giảng B); Xã Đồn Đạc có 05 hộ hiến 1.890 m2 (Ông Nguyễn Văn Làu, Bà Đoàn Thị Xuyến - Thôn Tân Tiến; Ông Triệu Tắc Và - Thôn Nam Kim; Ông Triệu Cắm Sầy - Thôn Làng Cổng; Ông Triệu Quay Sồi - Thôn Nà Làng). (Theo Báo cáo của BCĐ XDNTM huyện).

Bảng 3.21. Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã nghiên cứu huyện Ba Chẽ đóng góp đất đai xây dựng Nông thôn mới

Đơn vị Tổng số diện tích đất đai huy động (m2) Trong đó Đất xây dựng

đường giao thông

Đất xây dựng nhà văn hóa Xã Lương Mông 20.560 15.200 5.360 Xã Thanh Sơn 15.756 12.500 3.256 Xã Đồn Đạc 22.365 17.805 4.560 Tổng cộng 58.681 45.505 13.176

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra thực tế của tác giả )

Trong quá trình xây dựng làm đường nội thôn, liên thôn như đổ bê tông mặt đường, vận chuyển vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, tham gia lao động theo mức khoán khối lượng đều do người dân trong thôn thực hiện, phần còn lại là thuê nhân công ở bên ngoài. Hội viên nông dân và người dân đã tham gia đóng góp công lao động vào xây dựng các công trình là 567 lượt người, với tổng số 11.090 ngày công lao động, tổng trị giá là 1.109 triệu đồng. Trong đó, công làm đường giao thông nội thôn, liên thôn thu hút đông đảo lượng cán bộ hội viên nông dân tham nhất. Qua đó, cho thấy người dân đã có nhận thức cao trong việc đóng góp xây dựng nông thôn

mới của địa phương, nơi mình sinh sống, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến trình xây dựng, hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng nông thôn. Điều đó cũng đã khẳng định rõ hơn vai trò của Hội Nông dân trong việc vận động nông dân hăng hái tham gia xây dựng NTM.

Bảng 3.22. Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã huyện Ba Chẽ đóng góp công lao động xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn

Đơn vị Tổng số người tham gia Tổng số ngày công lao dộng Đơn giá bình quân (1000đ/ngày) Thành tiền (ngìn đồng) Xã Lương Mông 225 1.915 100 191.500 Xã Thanh Sơn 156 2.720 100 272.000 Xã Đồn Đạc 186 6.455 100 645.500 Tổng cộng 567 11.090 - 1.109.000

(Nguồn số liệu điều tra thực tế của tác giả)

Hộp 3.5. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc vận động hội viên nông dân làm đường giao thông nông thôn

Do tính chất của địa phương là huyện miền núi, khi tiến hành triển khai công trình xây dựng đường giao thông gặp không ít khó khăn, dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các hộ trong thôn, cũng như giữa các thôn tương đối xa, địa hình khúc khủy nên cần huy động rất nhiều người, nhiều ngày công để thực hiện. Sau khi tuyên truyền, vận động, phân tích cho người dân thấy được sự cần thiết phải làm đường để thuận tiện cho việc đi lại, làm ăn, sinh hoạt, mua bán trao đổi nông lâm sản, cùng việc phân công hợp lý, bàn bạc thống nhất cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể nên đã huy động được toàn thể nhân dân tham gia”

Bà Đinh Thị Thu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồn Đạc

Với vai trò tích cực của cán bộ Hội, sự tham gia một cách tự nguyện của người dân đã góp phần cơ bản bảm đảm sự hoàn thành các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn. Đó là nền tảng, là cơ sở của sự thành công trong tiến trình xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)