5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu
Ba Chẽ là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh (Thành phố Hạ Long) 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái và tỉnh lộ 330. Về địa giới hành chính huyện Ba Chẽ được chia thành 7 xã và 1 thị trấn.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN BA CHẼ TRONG TỈNH QUẢNG NINH
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.666 ha, chiếm 9,7% diện tích tỉnh Quảng Ninh (http://quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/huyenbache); Huyện Ba Chẽ có tọa độ địa lý:
21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc 107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông + Phía Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn + Phía Đông giáp huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh + Phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Trên địa bàn huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả) phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua 2 cửa khẩu đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và kết nối các tour du lịch.
3.1.1.2. Địa hình
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp. Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 26 - 28oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6oC vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 12 - 16oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1oC.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều
- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 200mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600h - 1.700h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; Gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị như cây ăn quả, mía, rau sạch … đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ Đơn vị: ha TT Loại đất Diện tích (tính đến 31/12/2014) TỔNG DTTN 60.855,6 1 Tổng DT đất NLN 56.620,5 1.1 Đất nông nghiệp 1.336,0 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 834,6 1.1.1.1 Đất trồng lúa 685,3 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào CN 0,2 1.1.1.3 Đất trồng cây HN khác 149,0
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 501,4
1.2 Đất lâm nghiệp 55.206,8 1.2.1 Đất rừng sản xuất 46.892,3 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 8.314,5 1.3 Đất NTTS 74,5 1.4 Đất NN khác 3,2 2 Đất phi NN 1.558,8 3 Đất chưa sử dụng 2.676,3
3.1.1.5. Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt: Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện. Đặc điểm chung là lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước thay đổi lớn theo mùa, về mùa mưa thường xảy ra lũ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hệ thống khe suối khá dày đặc phân bố khá đều, mật độ là 1,1km/km2. Sông Ba Chẽ là sông dài nhất trong hệ thống sông suối trong tỉnh Quảng Ninh. Bắt nguồn từ núi An Váp huyện Hoành Bồ, diện tích lưu vực 978 km2 với chiều dài sông chính 78,5km, chạy quanh co, uốn khúc và đổ ra biển tại ngã ba Đồng Rui huyện Tiên Yên. Lưu lượng nước sông Ba Chẽ tương đối cao nhưng thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, về mùa khô mặn thường xâm nhập đến thị trấn Ba Chẽ. Hiện nay nguồn nước ở các sông suối bị cạn kiệt nhiều do rừng đầu nguồn bị xâm hại, khả năng giữ nước bị ít đi ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
* Tài nguyên nước ngầm: Lưu lượng nước ngầm trong các giếng khoan khoảng 1m3/h có thể đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt của người dân, nhưng không đủ để phục vụ sản xuất. Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, pH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân. Đây cũng là một lợi thế của Ba Chẽ trong khi các huyện lân cận nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, trong tương lai Ba Chẽ sẽ là nơi cung cấp nguồn nước sạch cho các huyện, thị lân cận.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Tiềm năng kinh tế quan trọng nhất của Ba Chẽ là khả năng phát triển lâm nghiệp. Theo kết quả kiểm kê đất năm 2010 toàn huyện có 39.991,4 ha đất có rừng. Diện tích rừng tự nhiên là 14.764,4 ha, chiếm 37% diện tích đất có rừng. Trong đó: Rừng trung bình 209,0 ha; Rừng nghèo 2.118,4 ha; Rừng phục hồi 11.383,4 ha; Rừng hỗn giao gỗ, tre, nứa: 968,1 ha; Rừng tre nứa: 147,0 ha. Khả năng lợi dụng của rừng tự nhiên không lớn, do hầu hết là rừng nghèo và rừng phục hồi.