5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên dân với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 26 ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
“nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; các chương trình của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới để cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới và chủ động tự giác tham gia, đồng thời để tranh thủ sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong và ngoài huyện, thu hút hợp tác quốc tế...
Đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, phát thanh, truyền hình, bảng tin, tờ rơi, băng zôn, khẩu hiệu, áp píc; thông qua sinh hoạt chi, tổ hội; lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hội thảo,…Qua đó, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân cùng với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.
Mở cuộc vận động về xây dựng nông thôn mới, cần phải quán triệt xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các
ngành để huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia, trong đó cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, người nông dân đóng vai trò chủ thể cùng với Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội khác tham gia xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên địa bàn nông thôn tiến hành cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, do nhân dân làm chủ, phát huy cao nhất nội lực và các nguồn lực xã hội cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân là rất cần thiết. Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể là cầu nối giữa Cấp ủy, chính quyền địa phương với người dân, là nơi đoàn kết tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân. Để Hội Nông dân hoạt động ngày càng có hiệu quả thì cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân.