Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu đã công bố:

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu dẫn chứng về phát huy vai trò của Hội Nông dân có tích chất điển hình ở một số huyện trong và ngoài tỉnh. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi cá tập thể và cá nhân

+ Các loại sách và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, …. + Các bài báo từ các tạp chí có liên quan đến đề tài.

+ Các tài liệu từ các website.

+ Các luận văn, báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên.

+ Mạng Internet.

Số liệu về tình hình chung của huyện Ba Chẽ và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình xây dựng Nông thôn mới của huyện, vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới ở huyện.

+ Báo cáo kết quả tình hình kinh tế - xã hội của huyện qua các năm.

+ Tình hình phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện.

+ Niêm giám thống kê của huyện Ba Chẽ. + Các báo cáo về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

+ Các báo cáo của Hội Nông dân trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. + Báo cáo thu - chi ngân sách hàng năm. + Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

+ UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng thống kê huyện.

+ Hội Nông dân huyện. + Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện.

+ Ban Quản lý dự án huyện. + Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

nhìn đến 2030. Quảng Ninh. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố:

+ Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. + Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

+ Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông tin mới (số liệu sơ cấp).

+ Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở địa phương + Có hai bước điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

Bước 1: chọn mẫu điển hình

Số xã chọn điển hình, gồm 3 xã: Lương Mông, Thanh Sơn và Đồn Đạc.

Mỗi xã chọn 2 thôn, cụ thể: thôn Xóm mới và thôn Đồng Giảng B của xã Lương Mông, thôn Khe Pụt trong và thôn Khe Lọng ngoài của xã Thanh Sơn, thôn Làng Mô và thôn Pắc Cáy của xã Đồn Đạc.

Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn 6 thôn thuộc 3 xã, mỗi thôn chọn 30 hộ, tổng số hộ điều tra khảo sát 6 thôn là 180 hộ.

Để thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát thực tế theo mẫu ngẫu nhiên cần: Thiết kế phiếu điều tra cho 180 hộ trên; thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cán bộ hội và các chủ hộ nông dân, những người có liên quan trong hộ gia đình. Trong đó, số lượng người được chọn để phỏng vấn là 30 cán bộ, 70 hộ hội viên nông dân, bởi đây là những người trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ các hoạt động của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Việc thiết kế phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các nội dung, các mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn các tiêu chí trong phiếu điều tra cũng như các câu hỏi cần phỏng vấn có liên quan chặt chẽ, mật thiết, trực tiếp đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Những thông tin cơ bản của người được phỏng vấn là: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, …; những hiểu biết của hộ về nông thôn mới; sự tham gia của họ trong xây dựng nông thôn mới; những ý kiến của họ về hoạt động, vai trò của Hội Nông dân trong thời gian vừa qua, cũng như những nhu cầu của họ trong thời gian tới; hiệu quả từ việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương…

- Lựa chọn các đối tượng là cán bộ lãnh đạo Hội Nông dân cấp xã, chỉ hội trưởng nông dân, hội viên nòng cốt và hội viên trung bình. Nội dung điều tra: về nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của các cán bộ, hội viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới như: Hội họp, bàn bạc ra quyết định, đóng góp ý kiến, đóng góp tài chính, ngày công lao động, đóng góp đất đai, vật tư,.. tham gia quản lý, giám sát, đánh giá. Để xây dựng nông thôn mới được tốt hơn trong thời gian tới và biết được những khó khăn, ưu điểm, tồn tại của Hội Nông dân trong tổ chức tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên xây dựng Nông thôn mới.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Qua đó, thu thập được thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cũng như vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ.

- Phỏng vấn KIP: Đại diện các tổ chức được điều tra dựa theo trình độ chuyên môn, tính tập thể (số lượng), quản lý, tham gia,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)