5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông
dựng chương trình công tác phối hợp với UBND cùng cấp.
Qua thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã bám sát sự lãnh chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên và của cấp ủy đảng cùng cấp, phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, cùng với sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ, hội viên nông dân, Hội Nông dân huyện đã dần khẳng định rõ hơn vai trò của tổ chức mình, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.
3.3.1. Vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới thôn mới
Mục tiêu chính của chương trình xây dựng Nông thôn mới, trước hết là vì lợi ích của người nông dân, vì không ai khác chính người nông dân mới làm chủ và được hưởng lợi từ những thành quả mà chương trình xây dựng Nông thôn mới mang lại. Do đó, điều quan trọng trước tiên là cần giúp cho người nông dân nhận thức được đầy đủ sự cần thiết phải xây dựng Nông thôn mới. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người nông dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công và đạt được kết quả như mong muốn. Để triển khai các chủ trương của, chính sách của Nhà nước và các hướng dẫn của các Bộ ngành từ trung ương đến địa phương về xây dựng Nông thôn mới đến cán bộ, hội viên nông dân một cách đồng bộ và có hiệu quả thì công tác tuyên truyền đống vai trò rất quan trọng. Từ nhận thức đó, Hội Nông dân huyện Ba Chẽ đã chủ động bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, linh hoạt tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên
nông dân, tạo ra sự thống nhất về nhận thức trong cán bộ, hội viên nông dân, từ đó có hành động tích cực, tự nguyện tham gia xây dựng Nông thôn mới.
Nội dung tuyên truyền, được các cấp hội lựa chọn là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và của địa phương; yếu cầu cấp thiết của chương trình xây dựng Nông thôn mới; các tiêu chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2010 - 2020; những nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; nguyên tắc xây dựng Nông thôn mới; phương pháp và các cơ chế chính sách trong xây dựng Nông thôn mới; các mô hình xây dựng Nông thôn mới có hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, giới thiệu, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc ở địa phương, cụ thể là:
- Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 (khóa X) của BCH trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bộ tiêu chí quốc gia xây dựng Nông thôn mới;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng Nông thôn mới;
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các Ngân hàng bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng nông thôn mới tại các xa;
- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; - Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Đề án số 01 của Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam về “ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt nam giai đoạn 2010 - 2020”;
- Kết Luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án số 01 của Hội Nông dân Việt Nam.
- Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2012 - 2020;
- Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 27/10/2010 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về xây dựng Nông thôn mới Quảng Ninh đến năm 2020;
- Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020;
- Kế hoạch 547/KH-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015;
- Chương trình hành động số 06-CTr/HU ngày 02/3/2011 của Huyện ủy Ba Chẽ “Về thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Tỉnh ủy Quảng Ninh”;
- Nghị quyết số 13/2011/NQ-HĐND ngày 24/6/2011 của HĐND huyện Ba Chẽ về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010-2020.
- Chương trình hành động số 02-CTr/HNDH ngày 25/3/2009 của Ban thường vụ Hội Nông dân huyện Ba Chẽ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Chương trình Hành động số 05/CTr-HND, ngày 24/3/2011 của Ban chấp hành Hội Nông dân huyện về việc thực hiện Nghị quyết sô 01 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020.
- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn biên soạn;
- Một số văn bản bổ sung, hướng dẫn, điều chỉnh về xây dựng nông thôn mới.
Hình thức tuyên truyền: Hội Nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cơ sở Hội tổ chức tuyên truyền, vận động tới cán bộ Hội viên nông dân thông qua nhiều hình thức như: Sinh hoạt chi tổ hội nông dân, hội nghị, tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan học tập, trình chiếu hình ảnh, phóng sự, báo hội, phát tờ rơi, sân khấu hóa, .... Đặc biệt, là hình thức tuyên truyền miệng, vận động trực tiếp của cán bộ hội với hội viên, giữa hội viên với hội viên thông qua cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
+ Năm 2011, Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tổ chưc tuyên truyền xây dựng NTM được 14 buổi cho 1145 lượt cán bộ, hội viên nông dân học tập.
+ Năm 2012, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện cùng các đoàn thể tuyen truyền 23 buổi chung tay xây dựng NTM với 4.370 lượt người tham gia; phát hành 2000 tờ rơi với nội dung Nông dân Quảng Ninh tham gia xây dựng nông thôn mới và 19 tiêu chí xây dựng NTM (tờ rơi do Hội Nông dân tỉnh phát hành).
+ Năm 2013, tổ chức tuyên truyền được 8 buổi cho 420 cán bộ hội viên tham gia. Nội dung tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện việc xóa bỏ tập quán lạc hậu theo chỉ đạo của BTV Huyện ủy với chủ đề “ Thôn bản văn minh, gia đình sạch sẽ” và “ xóa bỏ trông chờ, giảm nghèo bền vững”. Hội nông dân huyện đã trực tiếp tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân thôn Khe Nà, xã Thanh Sơn (100% là đồng bào dân tộc dao) thực hiện nếp sống ăn ở vệ sinh. Kết quả đã vận động được 20 hộ nông dân chưa có nhà tiêu làm được nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Năm 2014, Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Đội thông tin lưu động huyện, Hội Nông dân huyện trực tiếp làm báo cáo viên tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới 02 đợt tại 14 thôn của 07 xã.
Qua công tác tuyên truyền, cơ bản cán bộ hội viên nông dân nắm và tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Bảng 3.10. Các kênh thông tin đến với nông dân về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ
Nội dung Số phiếu điều tra (người) Kết quả điều tra thực tế Tỷ lệ (%)
Từ Cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thôn 60 60 100
Qua Hội Nông dân 60 60 100
Qua các tổ chức đoàn thể khác 60 54 90
Qua các phương tiện thông tin đại chúng 60 51 85
Qua các nguồn khác 60 57 95
(Nguồn tổng hợp điều tra thực tế của tác giả)
Cách thức tuyên truyền: Nhằm phát huy vai trò nòng cốt của mỗi cán bộ, hội viên nông dân là những tuyên truyền viên về xây dựng Nông thôn mới, các cấp hội đã tiến hành phổ biến, tuyên truyền cho các thành viên nòng cốt, sau khi đã thông hiểu, các hội viên nòng cốt này tiếp tục tuyên truyền cho người thân, gia đình, họ hàng, làng xóm,.. biết và cùng thực hiện. Để làm tốt vai trò của mình, các cấp Hội nông dân tại địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, biên soạn lại tài liệu tuyên truyền theo dạng tài liệu bướm, tờ rơi đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu phù hợp với trình độ của nông dân, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp.
Thực tế điều tra tại địa phương cho thấy: Hội nông dân đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới. Qua đó, đã có 57 hộ hiến 12.345,85 m2 đất các loại; Trong đó: Xã Lương Mông có 06 hộ hiến 625m2, xã Minh Cầm 12 hộ hiến 2.418,7 m2, xã Đạp Thanh có 9 hộ hiến 1.320 m2, xã Thanh Lâm có 02 hộ hiến 508 m2; Xã Đồn Đạc có 07 hộ hiến 4.100 m2, Nam Sơn 21 hộ hiến 3.374,15 m2…Thực hiện chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới cán bộ và nhân dân các xã đã đóng góp 120.130 công lao động để xây dựng các tuyến đường nội thôn, công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Song song với kết quả đạt được, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới còn một số tồn tại, hạn chế: Tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn triển khai cho Chương trình nông thôn mới khi mới triển khai còn thiếu nhất là các tài liệu tuyên truyền như: Sách, tờ rơi, pa nô, áp phích, kinh phí chi cho các hoạt động tuyên truyền còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu... dẫn đến hiệu quả công tác tuyên truyền còn có những hạn chế nhất định, chưa thực sự đến được với đông đảo hội viên nông dân, đặc biệt một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về xây dựng nông thôn mới còn tư tưởng xã trông chờ huyện, coi chương trình
xây dựng nông thôn mới là một chương trình đầu tư từ ngân sách, chưa phát huy nội lực của địa phương nhất là của cộng đồng dân cư.
Hộp 3.1. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, vận động nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới
“ Để vận động người dân nắm rõ, hiểu được sâu sắc, tích cực và tự nguyện tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới thì thật là khó. Nhiều khi chúng tôi còn phải trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ, tuyên truyền, động viên, giải thích, thuyết phục, phân tích các mặt có lợi cả về trước mắt cũng như lâu dài mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại cho họ và gia đình và công đồng dân cư”.
Ông Đặng Văn Yên - Chi Hội trưởng nông dân thôn Pắc Cáy, xã Đồn Đạc. 3.3.2. Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong cán bộ, hội viên và nông dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới để người nông dân nhận thức đúng và đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện, việc cần thiết là phải thành lập các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở mỗi thôn, xóm, địa bàn dân cư. Qua thực tế điều tra ở 3 xã Lương Mông, Thanh Sơn và Đồn Đạc, cho thấy ở các thôn đều đã thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới do đồng chí Trưởng thôn làm trưởng Ban, thành viên là các đồng chí chi hội trưởng đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. 100% số thôn đều có cán bộ chi hội nông dân tham gia. Ban quản lý thôn là do cộng đồng dân cư họp, bàn bạc và bầu ra, đại diện cho người dân tại thôn. Đại diện được bầu ra là những người có uy tín, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng Nông thôn mới ở tại địa phương. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở, triển khai phổ biến chương trình, đề án đến người dân; hạch toán cụ thể kinh phí các công trình hạ tầng của thôn; có kế hoạch huy động nguồn vốn để đảm bảo thực hiện các hạng mục đầu tư theo đúng tiến độ quy định; đồng thời chịu trách nhiệm là chủ đầu tư các hạng mục công trình của thôn như: Chỉnh trang nhà văn hóa, sân thể thao, làm đường nội thôn, đường mương nội đồng, cải tạo, sửa chữa kênh mương, cống rãnh
thoát nước của thôn, làm bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật,…thực hiện theo đúng hướng dẫn, chính sách hiện hành và dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý xã về thủ tục đầu tư, xét thầu, nghiệm thu, quản lý sử dụng.
Tùy tình hình cụ thể của mỗi địa phương mà Ban Quản lý XDNTM ở các xã, Ban phát triển thôn có số lượng thành viên tham gia khác nhau, trách nhiệm của mỗi thành viên cũng khác nhau.
Bảng 3.11. Kết quả tham gia Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở 3 xã huyện Ba Chẽ
Đơn vị xã
Số cán bộ hội nông dân tham gia BQLXDNTM xã
(người)
Số cán bộ, hội viên nông dân tham gia Ban phát
triên thôn XDNTM (người) Lương Mông 02 06 Thanh Sơn 02 06 Đồn Đạc 02 06 Tổng 06 18
(Nguồn số liệu điều tra thực tế của tác giả)
Tuy nhiên, đối với Hội Nông dân cơ bản có nhiệm vụ phối hợp thực hiện chương trình mở các điểm dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng hầm Biogas, bể chứa rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, trực tiếp và phối hợp tham gia một số dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các mô hình kinh tế,