5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, cùng với phong trào thi đua của cả nước, phong trào xây dựng NTM của huyện Ba Chẽ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, bộ măt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, tiến bộ.
Trong quá trình xây dựng NTM, người nông dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện và là người hưởng lợi. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình xây dựng NTM. Qua đó, sẽ phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ tham nhũng, lãnh phí, tiêu cực.
Thực tế, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của huyện Ba Chẽ đã tích cực, chủ động tham mưu cho Huyện ủy tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên; giúp đỡ, hướng dẫn các xã kiện toàn, tổ chức chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động; thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó từng bước nâng cao nhận thức cho cả hệ thống chính trị, đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt chính trị của người dân, huy
động sức dân tốt hơn tham gia các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Cũng trong quá trình thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, thông qua tai mắt của quần chúng nhân dân đã giúp Cấp ủy, chính quyền phát hiện một số vụ việc sai phạm, như trong lĩnh vực đất đai, xây dựng hạ tầng, … kịp thời ngăn ngừa những tiêu cực, khắc phục những hạn chế thiếu sót góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.
Toàn huyện có 7 xã, 1 thị trấn, các nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cơ bản được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Các quy định đều được UBND tổ chức công khai cho nhân dân biết bằng nhiều hình thức như: thông qua các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp của thôn, xóm, tổ dân cư; được niêm yết trên các bảng tin tại trụ sở xã, thôn; được phát trên hệ thống cụm FM của xã, của thôn. Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cũng đã lựa chọn những nội dung thiết thực gắn với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình để thông tin đến người dân như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các chương trình dự án, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, quỹ hỗ trợ nông dân,… Trong số những nội dung được công khai, nhiều vấn đề quan trọng liên qua trực tiếp đến đời sống người dân được đưa ra cho nhân dân góp ý, đề xuất cho cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung, phương án đề bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án, các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính,…. Tổ chức cho người nông dân được bàn và quyết định trực tiếp việc xây dựng quy ước cộng đồng thôn, chủ trương và mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi của xã, của thôn, xóm do người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí.
Đảng ủy xã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phối hợp, hỗ trợ Ban thanh tra nhân dân, các tổ giám sát cộng đồng thực hiện tốt chức chức năng giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương.
Việc đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong xây dựng Nông thôn mới đã tạo ra động lực làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của nông thôn. Tác động quan trọng của quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức
dân chủ hơn, cụ thể và bám sát thực tiễn hơn; khắc phục được tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu. Thông qua hoạt động triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở,
Hội Nông dân cùng các tổ chức đoàn thể, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng gắn bó hơn với hội viên, nông dân; năng lực hoạt động thực tiễn được nâng lên rõ rệt, tăng thêm uy tín, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Mặt khác, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra những tác động rộng lớn hơn trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân để tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nếu trước đây, việc vận động nhân dân tham gia đóng góp cùng nhà nước nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn mang tính chất đơn lẻ, tùy theo nhu cầu cấp bách của từng khu dân cư, thì nay với việc thông tin đầy đủ các chủ trương, kế hoạch xây dựng Nông thôn mới, cùng với phong trào thi đua “ Dân vận khéo” hầu hết các tuyến đường, ngõ xóm đều được nhân dân chủ động tổ chức bàn bạc, trực tiếp góp ý và đóng góp cùng với nhà nước xây dựng, nâng cấp, mở rộng, góp phần hoàn chỉnh các chỉ tiêu về giao thông trên địa bàn nông thôn. Bên cạnh đó, người nông dân còn tích cực bàn bạc, tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.