Vai trò của Hội Nông dân trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 92 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.8. Vai trò của Hội Nông dân trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các

trình. Thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm: Đại diện Ban quản lý xây dựng NTM của xã, nhóm thợ, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, đại diện của chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, đại diện cộng đồng dân cư được hượng lợi từ công trình do mỗi thôn, xóm bầu ra.

Nội dung cụ thể: Thực hiện quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành và đánh giá mức độ chênh lệch giữa mức đầu tư thực tế và hạn mức kế hoạch đã đề ra, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, tiến độ thực hiện cần đảm bảo đúng tieu chuẩn, thời gian quy định, xem xét các trường hợp thất thoát, sai sót để từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hạng mục còn lại.

Sau khi nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình, chủ đầu tư bàn giao cho UBND xã để giao cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng (hình thức bàn giao là bàn giao tay ba: Chủ đầu tư - bên thi công - người hưởng lợi), đồng thời bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho UBND xã; sau khi hoàn việc bàn giao sẽ đưa công trình chính thức vào sử dụng. Những công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung của toàn xã như: Đường liên thôn, liên xã, trường học, trạm y tế, kênh mương chính,…sẽ do xã chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì. Hàng năm, UBND xã chỉ đạo lập kế hoạch bảo dưỡng các công trình do xã quản lý; các công trình phục vụ lợi ích hộ dân và nhóm cộng đồng như: nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, đường giao thông nội thôn,…sẽ do các hộ dân và nhóm cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp quản lý, vận hành và tự huy động nguồn lực để bảo trì với sự kiểm tra, giám sát của chính quyền xã.

Bảng 3.24. Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Ủy ban nhân dân xã, tổ chức đoàn thể và người dân huyện Ba Chẽ trong xây dựng nông thôn mới

Stt Tên tài sản

UBND xã Tổ chức,

đoàn thể Người dân Quản Sử dụng Quản Sử dụng Quản Sử dụng

1 Công trình đường giao thông của xã

x x

2 Các công trình đường giao thông của thôn

x x

3 Các công trình trường học x x

4 Công trình trạm y tế của xã x x

6 Hệ thống đường điện trên địa bàn xã

x x

7 Hệ thống kênh mương chính x x

Tổng cộng 05 - 02 03 - 04

(Nguồn số liệu điều tra thực tế của tác giả)

Qua bảng 3.24 cho thấy các công trình được hình thành trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại địa phương đều được bàn giao cho các tổ chức trong xã quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, trong đó có vai trò của Hội Nông dân.

3.3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

3.3.9.1. Các yếu tố khách quan

- Chương trình xây dựng Nông thôn mới có sự hỗ trợ của Nhà nước; sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Ba Chẽ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân và UBND huyện cùng các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tạo điều kiện cho Hội Nông dân thể hiện vai trò của mình trong xây dựng Nông thôn mới.

- Hội Nông dân từ huyện đến xã đã nhận thức được tầm quan trọng về xây dựng Nông thôn mới. Đưa nội dung xây dựng nông thôn mới vào chương trình công tác thường xuyên của các cấp hội và tập trung cao độ để tổ chức thực hiện, tích cực tham gia lập và thực hiện dự án, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện tham gia cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

- Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nên người dân đồng thuận cùng tham gia hưởng ứng thực hiện có hiệu quả.

- Địa phương có truyền thống đoàn kết, người dân cần cù, chịu khó lao động sản xuất.

- Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện, chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, mọi người dân luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

3.3.9.2. Các yếu tố chủ quan

trong khi thời gian thực hiện lại không nhiều, nên việc triển khai thực hiện còn lúng túng, chưa thật sự chủ động.

- Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa được phát triển, công nghiệp chưa có.

- Thu nhập của người dân còn chưa cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh, chưa đồng đều, còn khoảng cách chênh lệch lớn, đây là hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới.

- Kinh phí hoạt động của các cấp hội còn hạn chế, điều này ảnh hưởng tới khả năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của hội cũng như sự nhiệt tình trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ ở cơ sở và chi hội.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, nhất là ở cơ sở còn chế, một số thiếu sự tận tâm với công việc.

- Khả năng kêu gọi, thu hút các Nhà Doanh nghiệp đầu tư vào địa phương còn hạn chế, do khu vực nông thôn miền núi còn kém hấp dẫn, việc thu hồi vốn chậm, khả năng rủi ro cao,..

- Trình độ dân trí cơ bản còn thấp nên khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, còn chậm, chưa đúng lúc, đúng cách.

- Hệ thống thông tin, mạng Internet chưa được triển khai đồng bộ, cơ bản chưa đến được các thôn bản, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Nhân dân cơ bản còn thiếu thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường.

- Xây dựng Nông thôn mới đòi hỏi nhu cầu vốn đối ứng rất lớn, mặc dù có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, song khả năng của địa phương và sức đóng góp của nhân dân có hạn do là địa phương còn thuộc diện đặc biệt khó khăn.

- Vai trò của Hội Nông dân nói riêng, của các đoàn thể nói chung và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận không nhỏ cán bộ, hội viên nông dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa tạo cho người nông dân có kiến thức và thói quen chủ động quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển chung cho cả cộng đồng.

- Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp. Trong khi đó, có một bộ phận khi đi đào tạo lại có tâm lý không muốn về quê hương để gắn bó xây dựng nông thôn mới hay một số ngành nghề đào tạo xong không có việc làm, hoặc khó triển khai nhân rộng do thiếu vốn.

- Bộ máy tổ chức của Ban quản lý gặp nhiều khó khăn do các thành viên đều là kiêm nhiệm, khối lượng công việc lớn, song kinh phí dành cho các thành viên tham gia BQL lại thấp, điều này làm giảm sự nhiệt tình, tâm huyết tham gia đóng góp công sức của bản thân cho xây dựng Nông thôn mới.

Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra cần phải có kế hoạch cụ thể mạng tính lâu dài, đòi hỏi các tổ chức, các đoàn thể và Hội Nông dân phải tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mỗi người dân chủ động, tích cực và tự nguyện tham gia xây dựng NTM thì mới huy động được sự hỗ trợ của Nhà nước.

3.3.9.3. Tổng hợp trong phân tích ma trận SWOT

Xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan nêu trên, tôi sử dụng bộ công cụ SWOT để thu thập thông tin, từ đó rút ra những yếu tố thuận lợi nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, được thể hiện qua bảng 3.25 như sau:

Bảng 3.25. Phân tích ma trận SWOT O - Cơ hội

- Được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương.

- Chương trình xây dựng NTM đáp ứng được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, được người dân ủng hộ.

T - Thách thức

- Năng lực của Hội trong việc tham gia quản lý còn hạn chế.

- Quá trình đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh.

- Người nông dân thiếu việc làm lúc nông nhàn.

S - Điểm mạnh

- Nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về tầm quan trọng của việc XD NTM

- An ninh chính trị, trật an

O - S

- Giúp hội viên và người dân nhận thấy trách nhiệm cũng như những quyền lợi của họ trong XD NTM. - Giúp họ nhận thức được

T - S

- Nâng cao trình độ dân trí. - Nhiều người đào tạo, tập huấn xong không muốn lao động, sản xuất tại địa phương.

toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

quyền làm chủ của mình trong cộng đồng.

W - Điểm yếu

- Việc đóng góp tiền của của cán bộ hội viên và nhân dân còn hạn chế. - Hội viên và người dân chưa quan tâm tới vai trò kiểm tra, giám sát, thanh quyêt toán các công trình.

O - W

- Giúp cán bộ, hội viên có cơ hội đưa ra quyết định của họ tham gia trong các hoạt động.

- Giúp hội viên và người dân hiểu được vai trò của mình trong các hoạt động.

T - W

- Nâng cao năng lực cho Hội Nông dân.

- Đào tạo nghề cho nông dân.

- Khuyến khích hội viên và người dân tích cực tham gia các hoạt động của thôn, của xã từ khâu lập kế hoạch đến khâu giám sát.

(Nguồn tổng hợp phân tích của tác giả, có sự đóng góp của các chuyên gia).

Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, là chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở các địa phương. Xây dựng NTM là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương số 26 về nông nhiệp, nông dân và nông thôn. Với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng NTM chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giúp cho cán bộ, hội viên và người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình nhằm chủ động tham gia, tích cực xây dựng NTM. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả và mang tính bền vững chương trình này thì việc

nâng cao vai trò của Hội Nông dân với trách nhiệm nòng cốt trong xây dựng NTM là điều kiện quan trọng góp phần cho sự thành công chung. Muốn vậy, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân; gắn kết với sự đóng góp chung để xây dựng, sử dụng và quản lý tốt mọi nguồn lực; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương; cải tiến cách nghĩ, cách làm của lãnh đạo địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)