Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân

trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương

Thực tiễn cho thấy, ở đâu có sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, của Cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức

đoàn thể và sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân thì nhất định ở đó phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới sẽ mang lại hiệu quả thiết thực; cán bộ phải giúp cho người nông dân nhận ra lợi ích của chương trình xây dựng NTM là vì chính bản thân của người nông dân, từ đó người dân tự nguyện tham gia tích cực và chắc chắn chương trình xây dựng Nông thôn mới sẽ thành công.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phong trào thi đua “cả nước chung tay xây dựng Nông thôn mới”, các cấp hội chủ động, tích cực, sáng tạo gắn phong trào nông dân với xây dựng Nông thôn mới; xác định rõ việc tham gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của tổ chức Hội. Do đó, phải thường xuyên xây dựng củng cố tổ chức hội vững mạnh; chú trọng công tác tuyên truyền với vận động sâu rộng đến cán bộ hội viên nông dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào ở từng vùng miền địa phương. Tập trung xây dựng các mô hình điểm, cá nhân điển hình là tấm gương cho cán bộ hội viên nông dân học tập; đồng thời, trực tiếp tổ chức và tham gia phối hợp tổ chức nhiều chương trình, dự án phát triển sản xuất, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia thực hiện; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, vay vốn, tư vấn, giúp đỡ người nông dân từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu, đóng góp tiền của, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tích cực vận động cán bộ hội viên nông dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn văn hóa. Tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

“…Việc thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn nông thôn chính là cụ thể hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên địa bàn nông thôn, là thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trên địa bàn nông thôn và cũng là nội dung cụ thể của tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn nông thôn…” - (trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tại lễ trao bằng công nhận nông thôn mới cho huyện Xuân lộc và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai).

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Kết quả xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ so với mục tiêu đề ra ? - Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện như thế nào ?

- Những kết quả mà Hội Nông dân đã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng Nông thôn mới?

- Bài học kinh nghiệm gì về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới?

- Giải pháp nào nhằm không ngừng nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu đã công bố:

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu dẫn chứng về phát huy vai trò của Hội Nông dân có tích chất điển hình ở một số huyện trong và ngoài tỉnh. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi cá tập thể và cá nhân

+ Các loại sách và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, …. + Các bài báo từ các tạp chí có liên quan đến đề tài.

+ Các tài liệu từ các website.

+ Các luận văn, báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên.

+ Mạng Internet.

Số liệu về tình hình chung của huyện Ba Chẽ và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình xây dựng Nông thôn mới của huyện, vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới ở huyện.

+ Báo cáo kết quả tình hình kinh tế - xã hội của huyện qua các năm.

+ Tình hình phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện.

+ Niêm giám thống kê của huyện Ba Chẽ. + Các báo cáo về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

+ Các báo cáo của Hội Nông dân trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. + Báo cáo thu - chi ngân sách hàng năm. + Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

+ UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng thống kê huyện.

+ Hội Nông dân huyện. + Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện.

+ Ban Quản lý dự án huyện. + Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

nhìn đến 2030. Quảng Ninh. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố:

+ Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. + Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

+ Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông tin mới (số liệu sơ cấp).

+ Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở địa phương + Có hai bước điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

Bước 1: chọn mẫu điển hình

Số xã chọn điển hình, gồm 3 xã: Lương Mông, Thanh Sơn và Đồn Đạc.

Mỗi xã chọn 2 thôn, cụ thể: thôn Xóm mới và thôn Đồng Giảng B của xã Lương Mông, thôn Khe Pụt trong và thôn Khe Lọng ngoài của xã Thanh Sơn, thôn Làng Mô và thôn Pắc Cáy của xã Đồn Đạc.

Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn 6 thôn thuộc 3 xã, mỗi thôn chọn 30 hộ, tổng số hộ điều tra khảo sát 6 thôn là 180 hộ.

Để thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát thực tế theo mẫu ngẫu nhiên cần: Thiết kế phiếu điều tra cho 180 hộ trên; thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cán bộ hội và các chủ hộ nông dân, những người có liên quan trong hộ gia đình. Trong đó, số lượng người được chọn để phỏng vấn là 30 cán bộ, 70 hộ hội viên nông dân, bởi đây là những người trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ các hoạt động của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Việc thiết kế phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các nội dung, các mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn các tiêu chí trong phiếu điều tra cũng như các câu hỏi cần phỏng vấn có liên quan chặt chẽ, mật thiết, trực tiếp đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Những thông tin cơ bản của người được phỏng vấn là: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, …; những hiểu biết của hộ về nông thôn mới; sự tham gia của họ trong xây dựng nông thôn mới; những ý kiến của họ về hoạt động, vai trò của Hội Nông dân trong thời gian vừa qua, cũng như những nhu cầu của họ trong thời gian tới; hiệu quả từ việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương…

- Lựa chọn các đối tượng là cán bộ lãnh đạo Hội Nông dân cấp xã, chỉ hội trưởng nông dân, hội viên nòng cốt và hội viên trung bình. Nội dung điều tra: về nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của các cán bộ, hội viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới như: Hội họp, bàn bạc ra quyết định, đóng góp ý kiến, đóng góp tài chính, ngày công lao động, đóng góp đất đai, vật tư,.. tham gia quản lý, giám sát, đánh giá. Để xây dựng nông thôn mới được tốt hơn trong thời gian tới và biết được những khó khăn, ưu điểm, tồn tại của Hội Nông dân trong tổ chức tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên xây dựng Nông thôn mới.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Qua đó, thu thập được thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cũng như vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ.

- Phỏng vấn KIP: Đại diện các tổ chức được điều tra dựa theo trình độ chuyên môn, tính tập thể (số lượng), quản lý, tham gia,…

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Thu thập thông tin, tham khảo ý kiến từ UBND, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện, các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện Ba Chẽ. Đồng thời, tham khảo ý kiến hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tiến hành nghiên cứu từ phía các thầy, cô giáo tại trường.

2.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích,

của Hội trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể về vấn đề đó.

- Phương pháp so sánh

+ So sánh định lượng: so sánh trước và sau khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

+ So sánh định tính: sử dụng những chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và môi trường để đánh giá. Trong quá trình so sánh cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và so sánh định lượng để phân tích.

- Phân tích ma trận SWOT

Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc trong một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của người dân), có nghĩa là khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng chữ S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xác định các giải pháp tăng cường vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới.

Bảng 2.1. Ma trận SWOT

Nội dung O - cơ hội T - thách thức

S - Mặt mạnh O - S T - S

W - Mặt yếu O - W T - W

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong huyện sống của nhân dân trong huyện

- Điều kiện tự nhiên, mức độ tăng trưởng kinh tế của huyện + Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp.

+ Tổng số nhân khẩu, số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp. + Số km đường giao thông, số trường học được kiên cố hóa, đạt chuẩn. + Tổng giá trị sản xuất.

+ Thu nhập bình quân đầu người/năm.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phản ánh vai trò của Hội nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ

- Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới (NTM): số người tham gia Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới cấp thôn, xã.

- Vai trò của Hội trong công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới: Số lượt, số buổi tuyên truyền, nói chuyện phổ biến.

- Vai trò của Hội trong tham gia thảo luận chiến lược phát triển Nông thôn mới: số lượt người tham gia thảo luận, tỷ lệ người tham gia:

Tỷ lệ tham gia các cuộc họp = Số người tham gia họp = *100% Tổng số nhân khẩu

- Vai trò của Hội trong lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng Nông thôn mới: Số người, số ý kiến tham gia thảo luận xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

- Vai trò của Hội trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân:

+ Tham gia thực hiện các dự án phát triển kinh tế: số dự án, số người tham gia hàng năm.

+ Vận động nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi: tổng số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi/tổng số hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi/tổng số hộ hội viên nông dân; số mô hình kinh tế tiêu biểu của hội viên nông dân.

+ Phổi hợp tổ chức các hoạt động tập huấn khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân: số lớp, số lượt người tham gia.

+ Phối hợp tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất: tổng số dư nợ, tổng số người vay, tổng số Tổ vay vốn và tiết kiệm do Hội Nông dân quản lý.

+ Giúp đỡ hộ hội viên nghèo, thoát nghèo có địa chỉ: số hộ nghèo nhận giúp đỡ, số hộ thoát nghèo.

- Vai trò của Hội trong huy động nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới: Tổng số tiền đóng góp, tổng số công đóng góp, tổng số diện tích đất đai hiến góp,..:

Tỷ lệ đóng góp kinh phí = Kinh phí đóng góp

= *100% Tổng kinh phí

- Vai trò của Hội trong công tác giám sát xây dựng Nông thôn mới: Số người tham gia giám sát cộng đồng.

- Vai trò của Hội trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các công trình: Số công trình, dự án do Hội Nông dân quản lý sử dụng.

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm tình hình của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu

Ba Chẽ là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh (Thành phố Hạ Long) 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái và tỉnh lộ 330. Về địa giới hành chính huyện Ba Chẽ được chia thành 7 xã và 1 thị trấn.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN BA CHẼ TRONG TỈNH QUẢNG NINH

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.666 ha, chiếm 9,7% diện tích tỉnh Quảng Ninh (http://quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/huyenbache); Huyện Ba Chẽ có tọa độ địa lý:

21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc 107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông + Phía Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn + Phía Đông giáp huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh + Phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Trên địa bàn huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36)