Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ

Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới. Tỉnh Quảng Ninh với chủ trương, đặt mục tiêu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, theo hướng hiện đại, do đó nông nghiệp phải đi trước, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp, ngày 27/10/2010 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020; ngay sau đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI - kỳ họp thứ 22 cũng đã ban hành Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch 547/KH-UBND ngày 15/2/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch lộ trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015.

Ngày 29/11/2010, Ban thường vụ Huyện ủy Ba Chẽ đã ban hành Quyết định số 67-QĐ/HU về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2020, gồm 39 thành viên, đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban. Thành lập 03 Tiểu ban chỉ đạo: Tiểu ban chỉ đạo xây dựng tổ chức và vận động quần chúng; tiểu ban chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội; tiểu ban chỉ đạo phát triển kinh tế và hạ tầng. Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới cấp huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Trưởng ban, các phó ban, cơ quan thường trực, các ủy viên Ban chỉ đạo. Đồng thời, Cấp ủy huyện đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về xây dựng Nông thôn mới, chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp

xã. Mỗi xã thành lập 01 Ban chỉ đạo xây dựng NTM, do đồng chí Bi thư Đảng ủy xã làm Trưởng Ban chỉ đạo; Thành phần Ban quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Ngay sau đó, 7/7 xã đều đã hoàn thành việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban Quản lý và đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ.

Ngày 30/11/2011, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã ban hành Văn bản số 60/HD-BCĐ về việc hướng dẫn thành lập Ban phát triển thôn tại cấp thôn bản thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Kết quả, đến hết ngày 30/12/2011 có 66/66 thôn đã tổ chức họp, bầu ra Ban phát triển thôn và được UBND các xã quyết định công nhận. Thành phần bao gồm: Đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội và một số người có năng lực chuyên môn, có uy tín trong cộng đồng liên quan đến xây dựng NTM.

Bảng 3.9. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ

Stt BCĐ Xây dựng NTM Đại diện Đảng, chính quyền Đại diện MTTQ và các đoàn thể Đại diện các ban, ngành Đại diện nhân dân Tổng số người 1 Cấp huyện 10 06 23 - 39 2 Cấp xã 06 06 05 - 16 3 Cấp thôn 02 06 03 03 14 Tổng 18 18 31 03 69

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả) Huyện đã tập trung tuyên truyền, quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông qua các cuộc họp chi bộ, họp thôn, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,… Công tác tuyên truyền, vận động từ huyện đến cơ sở được đẩy mạnh, đặc biệt công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được quan tâm: Thông qua nhiều hình thức như xây dựng chuyên đề truyền hình, các phóng sự thường xuyên cập nhật các tin, bài về chủ đề xây dựng nông thôn mới trên Đài Truyền thanh - Truyền hình, qua cụm FM thôn. Tổ

hiệu tuyên truyền trên các trục đường giao thông, nơi công cộng ở các xã, thị trấn. Tổ chức cuộc họp thôn, Chi bộ, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, cụ thể:

+ Xây dựng, phát hành 135 cuốn tài liệu hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới; phát hành 500 đĩa DVD tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” bằng 3 thứ tiếng: Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y, Kinh, tổ chức tuyên truyền đến các thôn trên địa bàn; biên soạn, phát hành 15.000 tờ rơi phát đến hộ gia đình tuyên truyền về thực hiện cơ chế hỗ trợ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo Nghị quyết 26, 36 của HĐND huyện.

+ Thành lập đội công tác liên ngành cấp huyện phối hợp với Đảng ủy các xã, thị trấn tổ chức 87 buổi tuyên truyền lồng ghép với hoạt động văn nghệ đến trung tâm các xã, cụm dân cư, thôn, bản tại các xã, đông đảo nhân dân tham dự nghe, xem tuyên truyền với gần 30.000 lượt người tham gia. Năm 2013 đã tổ chức tốt lễ phát động các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tập quán lạc hậu trong đời sống lồng ghép với tuyên truyền thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn với đông đảo nhân dân tham gia.

+ Thông qua các cuộc họp thôn, các xã tổ chức tuyên tuyền tới hầu hết người dân trên địa bàn. Tổng số lượt người được tuyên truyền qua các hình thức hội họp hơn 70.000 lượt.

+ Kẻ, vẽ, cắt dán 250 lượt băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, 250 m2 bảng tin; 20 lượt tranh cổ động cỡ lớn.

+ Xây dựng 7 cụm PANO tấm lớn tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 tại trung tâm các xã.

+ Xây dựng và phát sóng 64 phóng sự, 215 tin truyền hình; thực hiện phát thanh 320 tin, bài trên đài Truyền thanh - TH của huyện, cụm FM của xã; phối hợp tuyên truyền trên sóng đài PTTH tỉnh 120 tin, 46 phóng sự. Đưa 220 tin, 65 bài về nông thôn mới trên cổng thông tin điện tử của huyện.

+ Tiếp nhận từ Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh, phân bổ, phát hành 1.500 tờ rơi tuyên truyền về nông thôn mới; 1.360 tờ rơi tuyên truyền về lãi suất đầu tư phát triển, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; 182

tranh cổ động, 81 đĩa CD tuyên truyền về nông thôn mới đến các xã thực hiện tuyên truyền thường xuyên qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn.

Qua đó, bước đầu tạo dư luận xã hội tích cực. Người dân ở khu vực nông thôn đã có nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tinh thần tự giác, ý thức làm chủ của nhân dân, tạo không khí toàn dân chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới; tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, cấp trên, coi Chương trình xây dựng nông thôn mới là một dự án đầu tư cho nông thôn trong một bộ phận cán bộ, nhân dân đã dần được xóa bỏ. Chủ trương xây dựng các công trình hạ tầng, phúc lợi công cộng như nhà văn hóa thôn bản, làm đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đại bộ phận nhân dân, nhiều hộ gia đình và tổ chức đã tự nguyện bỏ công sức, hiến đất đai tài sản của gia đình góp phần, tạo điều kiện để hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 60)