Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 99 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại hạn chế

- Tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn triển khai cho Chương trình nông thôn mới còn thiếu, chưa đa dạng; Đặc biệt là tuyên tuyền trực quan như pa nô, áp phích, khẩu hiệu chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả công tác tuyên truyền còn có những hạn chế nhất định, chưa thực sự đến được với đông đảo quần chúng nhân dân, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về xây dựng nông thôn mới còn tư tưởng xã trông chờ huyện, coi chương trình xây dựng

nông thôn mới là một chương trình đầu tư từ ngân sách, chưa phát huy nội lực của địa phương nhất là của cộng đồng dân cư.

- Xây dựng nông thôn mới là một lĩnh vực tổng hợp, toàn diện được thực hiện đồng loạt ở tất cả các xã trong huyện, khối lượng công việc nhiều, cần nhiều nhân lực, vật lực và thời gian, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tham gia phải có năng lực và kinh nghiệm. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ xã tham gia công tác xây dựng nông thôn mới không có tính chuyên nghiệp, kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm nên việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai, chỉ đạo thực hiện. Vì vậy tiến độ thực hiện các nội dung đề ra còn chậm, nhất là công tác nắm thực trạng của địa phương để xây dựng Đề án, Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, rà soát kết quả thực hiện chương trình hàng năm theo định kỳ.

- Công tác quy hoạch cần phải đi trước một bước, tuy nhiên hiện còn thiếu các quy hoạch chi tiết, quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch ngành do vậy khi thực hiện xây dựng nông thôn mới gặp không ít trở ngại.

- Tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công một số công trình xây dựng cơ bản ở các xã còn chậm. Một số đơn vị tư vấn, nhà thầu năng lực còn hạn chế, nghiệp vụ thanh quyết toán công trình của cán bộ xã còn nhiều sai sót, lúng túng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, việc đưa khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất còn hạn chế. Một số mô hình khuyến nông, khuyến lâm được đầu tư trên địa bàn chưa được nhân dân hưởng ứng tích cực và nhân rộng. Năng suất, sản lượng cây trồng đạt thấp so với xuất đầu tư, chỉ tiêu phát triển một số lĩnh vực không ổn định, thiếu bền vững.

- Việc phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, gia trại chưa tích cực, công tác hướng dẫn, tư vấn còn hạn chế. Công tác thành lập mới Hợp tác xã, tổ hợp tác, còn chậm, hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác xã chưa thực sự hiệu quả, chưa thúc đẩy được vai trò chủ đạo của kinh tế tập thể.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do địa phương là huyện miền núi, xuất phát điểm thấp, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ.

+ Dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, mặt dân trí không đồng đều, cơ bản còn thấp.

+ Công nghiệp chưa có, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai manh mún, nhỏ lẻ; tập quán canh tác lạc hậu; trong sản xuất nông nghiệp, cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

+ Nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho địa phương còn hạn chế. Kinh phí hoạt động và điều kiện làm việc của cán bộ hội, nhất là ở cơ sở còn hạn chế và thiếu thốn.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác tham mưu của Hội Nông dân cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã còn có mặt hạn chế.

+ Công tác phối hợp với các ban ngành, với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở chưa được chặt chẽ, còn thiếu chủ động, chưa đi vào chiều sâu.

+ Công tác tuyên truyền, vận động của các cấp hội có mặt còn hạn chế, chưa được sâu rộng, hiệu quả chưa cao; nội dung còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; hình thức còn khô cứng, chưa linh hoạt, có nơi, có lúc chưa phù hợp với phong tục, tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Một bộ phận nông dân chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động của cộng đồng. Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, Việc tranh chấp, lấn chiếm đất rừng còn phổ biến, tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp còn xẩy ra, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.

+ Các phong trào nông dân có mặt còn hạn chế; số hộ nông dân SXKD giỏi chưa nhiều; 1 số mô hình kinh tế chưa thực sự rõ nét, hiệu quả kinh tế chưa cao; những mô hình có hiệu quả thì chưa nhân rộng ra được. Việc giúp đỡ hộ hội viên nghèo còn ở mức độ.

+ Số hộ nông dân tham gia thực hiện chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa tập trung của huyện chưa nhiều; bên cạnh đó, còn một số hộ nông dân chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật; vẫn còn nhiều hộ nông dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại, chưa muốn thoát nghèo.

+ Tổ chức, bộ máy của các cấp hội chưa thường xuyên được củng cố kiện toàn; tỷ lệ thu hút tập hợp nông dân có nơi còn hạn chế (như xã Đồn Đạc tỷ lệ thu hút mới đạt 62,5%); chất lượng sinh hoạt chưa cao, nội dung còn nghèo nàn, chưa hướng nhiều đến lợi ích của hội viên; chức Đội ngũ cán bộ Hội có mặt chưa tích cực, chưa nhiệt tình, đôi lúc chưa sâu sát nắm bắt tình hình tư tưởng của hội viên

nông dân, trình độ, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ hội ở cơ sở và chi hội.

+ Việc tổ chức đánh giá ở cơ sở để rút ra những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, những hạn chế, yếu kém; phổ biến kinh nghiệm hay, đề xuất những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém chưa được thường xuyên, liên tục. Chế độ thông tin, báo cáo của một số cơ sở còn chậm, kém chất lượng vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổng hợp, tham mưu và điều hành Chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)