Bài học kinh nghiệm cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề

Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu ở một số địa phương và tổ chức ở Việt nam, một số kinh nghiệm rút ra cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội như sau:

- Nhà trường cần chú trọng tới chính sách lương và phúc lợi, để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ giảng viên nhà trường, cũng như gia đình của họ, giúp cho có đủ thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Là một cơ sở giáo dục đào tạo hệ cao đẳng, nhà trường cần chú trọng chính sách đào tạo và phát triển. tạo cơ hội cho cán bộ giảng viên có cơ hội học tập để học có đủ điều kiện đứng lớp, có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để giảng dạy.

- Nhà trường cần trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc và giảng dạy, như trang bị ở phòng làm việc, phòng học và các phòng thực hành.

- Nhà trường cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác giảng dạy và đào tạo. Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra để đề tài giải quyết

Luận văn “Cá c yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm viê ̣c của cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội” nhằm giải quyết các vấn đề sau đây:

- Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội ra sao? Những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục là gì?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội?

- Những giải pháp nào đươ ̣c đề xuất nhằm ta ̣o đô ̣ng lực làm viê ̣c cho cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i trong thời gian tới ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và nguồn số liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thâ ̣p từ các nguồn sau:

- Thu thập thông tin trên các trang web liên quan tớ i ta ̣o đô ̣ng lực làm việc cho người lao đô ̣ng và cho giảng viên các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng

- Thu thập thông tin từ tạp chí khoa học, từ các công bố khoa ho ̣c về tạo động lực cho người lao động.

- Thu thập thông tin từ các số liệu về cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i: từ các báo cáo của nhà trường, báo cáo của phòng Hành chính tổ chức về công tác đào tạo, về chính sách lương của cán bộ giảng viên nhà trường

2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế. Tổng số cán bô ̣ giảng viên của trường hiện có 98. Đề tài chọn tổng thể số cán bô ̣ và giảng viên củ a nhà trường để nghiên cứu.

98 phiếu được phát ra cho toàn bộ cán bộ giảng viên của nhà trường bao gồm 84 cán bộ giảng viên trong biên chế và 14 cán bộ giảng viên hợp đồng. Tổng thu về 90 phiếu. 90 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.

- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm nội dung sau: thông tin cá nhân, lương và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mố i quan hệ với cấp trên, mối quan hê ̣ với đồng nghiê ̣p, môi trường làm việc và thực trạng động lực làm việc của cán bộ giảng viên nhà trường.

- Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: = 0,8

Do vậy, thiết lập bảng sau:

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên phần mềm SPSS và sử dụng các hàm tính tổng và hàm tính giá trị trung bình.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2014 - 2016 về nội dung tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên của Trường Cao

đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội. Đề tài mô tả nô ̣i

dung liên quan tới số lượng cán bộ, giảng viên, trình đô ̣, mô tả chung về chế đô ̣ lương và phúc lợi, đào ta ̣o và phát triển, mối quan hê ̣ với cấp trên, mối quan hê ̣ vớ i đồng nghiê ̣p, điều kiê ̣n làm viê ̣c và đô ̣ng lực làm viê ̣c.

* Phương pháp so sánh: lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2014 - 2016 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể, so sánh sự khác biê ̣t trong đánh giá giữa cán bô ̣ và giảng viên, so sánh sự khác biê ̣t về các chính sách qua các năm.

2.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội. Mô hình có dạng như sau:

H1 H2 H3 H4 H5

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Lương và phúc lợi

Cơ hội đào ta ̣o và thăng tiến

Mối quan hệ với cấp trên Mối quan hê ̣ với đồng nghiê ̣p

Điều kiện làm việc

Tạo động lực làm việc

Yi = B0 + B1X1i +B2 X2i +B3 X3i + … Bk Xki + εi,

Trong đó:

Yi= biến phụ thuộc (tạo động lực làm việc của nhân viên)

Xk= các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc) B0 = hằng số

Bk = các hệ số hồi quy (i > 0)

εi = thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Các biến độc lập là: X1 (Lương và phúc lơ ̣i); X2 (Cơ hô ̣i đào ta ̣o và Phát triển); X3 (Mối quan hệ với cấp trên); X4 (Mối quan hệ với đồng nghiệp) và X5 (Điều kiện làm việc.

Giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ tích cực giữa lương và phúc lợi với động

lực làm việc của cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nô ̣i.

Giả thuyết 2: Có mối quan hệ tích cực giữa cơ hội đào tạo và thăng

tiến với động lực làm việc của cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i.

Giả thuyết 3: Có mối quan hệ tích cực giữa mối quan hệ với cấp với

động lực làm việc của cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i.

Giả thuyết 4: Có mối quan hệ tích cực giữa mối quan hệ với đồng

nghiệp với động lực làm việc của cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i.

Giả thuyết 5: Có mối quan hệ tích cực giữa điều kiện làm việc với động

lực làm việc của cán bô ̣ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số lượng cán bộ giảng viên

- Chỉ tiêu về trình độ, độ tuổi, giới tính, trình đô ̣, thâm niên - Chỉ tiêu về lương và phúc lợi

- Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển - Chỉ tiêu về đánh giá công việc - Chỉ tiêu về mối quan hệ công việc - Chỉ tiêu về môi trường làm việc

Các chỉ tiêu nghiên cứu trên được tính toán các giá trị bình quân, min, max. So sánh số liệu qua các năm liên quan tới các nội dung về nghiên cứu như lương, phúc lợi, đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp và mức độ tạo động lực làm việc.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ HỮU NGHI ̣

VIÊNG CHĂN - HÀ NỘI

3.1. Giớ i thiê ̣u chung về Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và

Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội

Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội được thành lập vào tháng 3 năm 2004. Nhà trường là kết quả của sự hợp tác đặc biệt giữa thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và thủ đô Hà Nội (Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Sau 10 năm đi vào hoạt động và có nhiều những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục vào đào tạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đã được nâng cấp thành Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội vào năm 2014 theo quyết định số 777/ QĐ- BGD &TT, kỹ ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đi ̣a chỉ: quốc lô ̣ Nong Bon, Làng Naxay, thị xã Say Sết Tha, thủ đô Viêng Chăn.

Điện thoại: +85621412461 Fax: +85621453126

E-mail: vihatec@yahoo.com, Website: www.vihatec.edu.la.

Điểm lại quá trình hình thành và phát triển nhà trường trong 10 năm qua, kể từ khi được thành phố Hà Nội hỗ trợ 10 tỷ đồng để xây dựng trường

vào năm 2004, Nhà trường chính thức đi vào giảng dạy từ năm 2005. Đến nay, nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những trường cao đẳng dạy nghề có uy tín bậc nhất tại Lào.

Nhờ sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, cũng như của các trường Đại học của Việt Nam đã, đang và tiếp tục giúp đỡ cho sự hình thành và phát triển của nhà trường trong những năm qua.

Từ 25 giáo viên khi mới mở trường, tới nay nhà trường đã có tới 84 giảng viên và 14 giảng viên hợp đồng, hầu hết đều có trình độ đại học trở lên; trong đó 15 người có trình độ thạc sỹ, 1 người có trình độ tiến sỹ. Chỉ còn 7 cán bộ giảng viên có trình độ cao đẳng. Mỗi năm nhà trường đào tạo trên 500 học viên ở các ngành nghề như tin học, quản trị kinh doanh, điện tử, sư pham… Các học viên của trường, sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đa số sau khi ra trường đều có việc làm ngay.

Trường Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội” ra đời năm 2004 va nay là Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đã đóng góp rất lớn trong công tác đào tạo nghề cho học sinh Lào. Trường đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, là một trường mẫu của cả nước. Nếu như năm đầu tiên đón học sinh chỉ có 210 em thì đến nay, trường được nâng cấp lên thành trường cao đẳng và là một trong những trường đứng đầu cả nước trong số các trường kỹ thuật và dạy nghề. Số học sinh đã tăng lên gần 2000 sinh viên. Tuy nhiên, hàng năm có khoảng 8.600 học sinh tốt nghiệp THPT. Song cả Thủ đô Viêng Chăn mới chỉ có 1 trường kỹ thuật và dạy nghề nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu học tập của các em. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục phát triển về mặt số lượng và chất lượng ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Ngoài sự giúp đỡ của thành phố Hà Nội, nhà trường còn tăng cường hợp tác và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các trường Đại học ở Việt Nam như Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên và gần đây là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Các trường của Việt Nam không chỉ cung cấp hỗ trợ Trường Cao đẳng Kỹ thuật- Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn -Hà Nội các trang thiết bị giảng dạy mà còn giúp nhà trường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên sư phạm kỹ thuật và dạy nghề bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên đào tạo mới, đào tạo liên thông giáo viên.

Sau 12 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Viêng Chăn - Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một trường cao đẳng đa ngành. Hiện nay, Nhà trường gồm có 9 đơn vị bao gồm:

1. Phòng Hành chính 2. Phòng Tổ chức cán bộ 3. Phòng Đào tạo

4. Phòng Quản lý sinh viên

5. Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế 6. Khoa Công nghệ Thông tin

7. Khoa Quản trị Kinh doanh 8. Khoa Điện - Điện tử

9. Khoa Sư phạm

Hiện nhà, trường có 98 cán bộ và giảng viên đang công tác tại các Phòng và tham gia giảng dạy tại các khoa chuyên môn. Số lượng sinh viên hiện có của nhà trường trên 2000 sinh viên.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giả ng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và

Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội

- Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường:

Khi mới thành lập vào tháng 3 năm 2004, Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội chỉ có 25 cán bộ giảng viên. Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có 98 cán bộ giảng viên (bao gồm cả 84 cán bộ giảng viên trong biên chế và 14 cán bộ giảng viên hợp đồng), tăng gấp gần 4 lần so với 12 năm trước.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường.

Bảng 3.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên trong biên chế của nhà trường

TT Trình độ Năm 2004 - 2005 Năm 2015 -2016 Đang học

1 Tiến sỹ 0 1 1 2 Thạc sỹ 3 20 7 3 Đại học 17 56 3 4 Cao đẳng 5 7 Tổng cộng 25 85 11 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức)

Bảng 3.1. cho thấy, trong tổng số 84 cán bộ giảng viên trong biên chế, có 1 giảng viên là thầy hiệu trưởng đã tốt nghiệp tiến sĩ. Ngoài ra, nhà trường còn có 20 thạc sĩ, hiện còn có 7 cán bộ giảng viên đang theo học thạc sĩ. Về trình độ đại học, có 56 giảng viên và 3 người đang học hoàn thiện hệ đại học. Nhà trường còn có 7 cán giảng viên có trình độ cao đẳng. Trong thời gian tới, nhà trường cũng cần tập trung cử đi đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên của nhà trường.

Đối với 14 cán bộ hợp đồng, đây là hợp đồng của nhà trường, nên sẽ không thuộc danh sách của nhà trường. Hầu hết, các cán bộ giảng viên này đều có trình độ đại học.

Điểm khác biệt với các giảng viên ở các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam là các cán bộ giảng viên của nhà trường đều tham gia công tác giảng dạy, cho dù các giảng viên đó biên chế ở các khoa chuyên môn hay ở các phòng chức năng, thì họ đều tham gia giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)