5. Kết cấu của luận văn
3.2.1.3. Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo và phát triển
Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, không những có ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác. Nếu Nhà trường chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ không những sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhà trường mà còn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Không những thế những người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao NSLĐ. Vì thế, để hiệu quả tạo động lực cho người lao động cao nhất các nhà trường phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mối quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ Lào. Một giáo viên có quyền được nhận chỉ tiêu (học bổng) đào tạo của nhà nước để bồi dưỡng nâng cấp học vị chuyên môn của mình theo nhiều hình thức cả ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và nước ngoài tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể của mỗi người. Ngoài ra, giáo viên còn có quyền được bổi dưỡng nâng cấp trình độ lý luận chính trị trong thời gian nghỉ hè hoặc thời gian thích hợp từng năm học. Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ giảng viên của nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể ra nước ngoài học tập.