Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số lượng cán bộ giảng viên

- Chỉ tiêu về trình độ, độ tuổi, giới tính, trình đô ̣, thâm niên - Chỉ tiêu về lương và phúc lợi

- Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển - Chỉ tiêu về đánh giá công việc - Chỉ tiêu về mối quan hệ công việc - Chỉ tiêu về môi trường làm việc

Các chỉ tiêu nghiên cứu trên được tính toán các giá trị bình quân, min, max. So sánh số liệu qua các năm liên quan tới các nội dung về nghiên cứu như lương, phúc lợi, đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp và mức độ tạo động lực làm việc.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ HỮU NGHI ̣

VIÊNG CHĂN - HÀ NỘI

3.1. Giớ i thiê ̣u chung về Trường Cao đẳng Kỹ thuâ ̣t và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và

Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội

Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội được thành lập vào tháng 3 năm 2004. Nhà trường là kết quả của sự hợp tác đặc biệt giữa thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và thủ đô Hà Nội (Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Sau 10 năm đi vào hoạt động và có nhiều những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục vào đào tạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đã được nâng cấp thành Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội vào năm 2014 theo quyết định số 777/ QĐ- BGD &TT, kỹ ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đi ̣a chỉ: quốc lô ̣ Nong Bon, Làng Naxay, thị xã Say Sết Tha, thủ đô Viêng Chăn.

Điện thoại: +85621412461 Fax: +85621453126

E-mail: vihatec@yahoo.com, Website: www.vihatec.edu.la.

Điểm lại quá trình hình thành và phát triển nhà trường trong 10 năm qua, kể từ khi được thành phố Hà Nội hỗ trợ 10 tỷ đồng để xây dựng trường

vào năm 2004, Nhà trường chính thức đi vào giảng dạy từ năm 2005. Đến nay, nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những trường cao đẳng dạy nghề có uy tín bậc nhất tại Lào.

Nhờ sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, cũng như của các trường Đại học của Việt Nam đã, đang và tiếp tục giúp đỡ cho sự hình thành và phát triển của nhà trường trong những năm qua.

Từ 25 giáo viên khi mới mở trường, tới nay nhà trường đã có tới 84 giảng viên và 14 giảng viên hợp đồng, hầu hết đều có trình độ đại học trở lên; trong đó 15 người có trình độ thạc sỹ, 1 người có trình độ tiến sỹ. Chỉ còn 7 cán bộ giảng viên có trình độ cao đẳng. Mỗi năm nhà trường đào tạo trên 500 học viên ở các ngành nghề như tin học, quản trị kinh doanh, điện tử, sư pham… Các học viên của trường, sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đa số sau khi ra trường đều có việc làm ngay.

Trường Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội” ra đời năm 2004 va nay là Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đã đóng góp rất lớn trong công tác đào tạo nghề cho học sinh Lào. Trường đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, là một trường mẫu của cả nước. Nếu như năm đầu tiên đón học sinh chỉ có 210 em thì đến nay, trường được nâng cấp lên thành trường cao đẳng và là một trong những trường đứng đầu cả nước trong số các trường kỹ thuật và dạy nghề. Số học sinh đã tăng lên gần 2000 sinh viên. Tuy nhiên, hàng năm có khoảng 8.600 học sinh tốt nghiệp THPT. Song cả Thủ đô Viêng Chăn mới chỉ có 1 trường kỹ thuật và dạy nghề nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu học tập của các em. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục phát triển về mặt số lượng và chất lượng ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Ngoài sự giúp đỡ của thành phố Hà Nội, nhà trường còn tăng cường hợp tác và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các trường Đại học ở Việt Nam như Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên và gần đây là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Các trường của Việt Nam không chỉ cung cấp hỗ trợ Trường Cao đẳng Kỹ thuật- Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn -Hà Nội các trang thiết bị giảng dạy mà còn giúp nhà trường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên sư phạm kỹ thuật và dạy nghề bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên đào tạo mới, đào tạo liên thông giáo viên.

Sau 12 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Viêng Chăn - Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một trường cao đẳng đa ngành. Hiện nay, Nhà trường gồm có 9 đơn vị bao gồm:

1. Phòng Hành chính 2. Phòng Tổ chức cán bộ 3. Phòng Đào tạo

4. Phòng Quản lý sinh viên

5. Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế 6. Khoa Công nghệ Thông tin

7. Khoa Quản trị Kinh doanh 8. Khoa Điện - Điện tử

9. Khoa Sư phạm

Hiện nhà, trường có 98 cán bộ và giảng viên đang công tác tại các Phòng và tham gia giảng dạy tại các khoa chuyên môn. Số lượng sinh viên hiện có của nhà trường trên 2000 sinh viên.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giả ng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và

Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội

- Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường:

Khi mới thành lập vào tháng 3 năm 2004, Trường Trung cấp dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội chỉ có 25 cán bộ giảng viên. Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có 98 cán bộ giảng viên (bao gồm cả 84 cán bộ giảng viên trong biên chế và 14 cán bộ giảng viên hợp đồng), tăng gấp gần 4 lần so với 12 năm trước.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường.

Bảng 3.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên trong biên chế của nhà trường

TT Trình độ Năm 2004 - 2005 Năm 2015 -2016 Đang học

1 Tiến sỹ 0 1 1 2 Thạc sỹ 3 20 7 3 Đại học 17 56 3 4 Cao đẳng 5 7 Tổng cộng 25 85 11 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức)

Bảng 3.1. cho thấy, trong tổng số 84 cán bộ giảng viên trong biên chế, có 1 giảng viên là thầy hiệu trưởng đã tốt nghiệp tiến sĩ. Ngoài ra, nhà trường còn có 20 thạc sĩ, hiện còn có 7 cán bộ giảng viên đang theo học thạc sĩ. Về trình độ đại học, có 56 giảng viên và 3 người đang học hoàn thiện hệ đại học. Nhà trường còn có 7 cán giảng viên có trình độ cao đẳng. Trong thời gian tới, nhà trường cũng cần tập trung cử đi đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên của nhà trường.

Đối với 14 cán bộ hợp đồng, đây là hợp đồng của nhà trường, nên sẽ không thuộc danh sách của nhà trường. Hầu hết, các cán bộ giảng viên này đều có trình độ đại học.

Điểm khác biệt với các giảng viên ở các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam là các cán bộ giảng viên của nhà trường đều tham gia công tác giảng dạy, cho dù các giảng viên đó biên chế ở các khoa chuyên môn hay ở các phòng chức năng, thì họ đều tham gia giảng dạy.

3.1.3. Các chương trình đào tạo tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội nghị Viêng Chăn - Hà Nội

Về chương trình đào tạo, Nhà trường hiện đang đang tạo các chương trình như sau:

Bảng 3.2: Chương trình đào tạo của nhà trường

Hệ chương trình Thực hiện năm 2004-05 Năm 2015-16

Trung cấp (12+2)

Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính Tin học văn phòng Tin học văn phòng Tin học kế toán Tin học kế toán

Trung cấp (9+3) Kỹ thuật máy tính

Tin học kế toán

Cao đẳng (12+3)

Công nghệ thông tin Điện tử

Quản trị kinh doanh Sư phạm Tin hoc

Cao đẳng liên thông

Công nghệ thông tin Điện tử

Quản trị kinh doanh Sư phạm Tin học

Tin học quản lý Tài chính - ngân hàng

Khi mới thành lập năm 2004, nhà trường chỉ có hệ trung cấp 12+ 2 với 3 chương trình đào tạo là Kỹ thuật máy tính, Tin học văn phòng và Tin học kế toán.

Đến nay, nhà trường đang vận hành 4 hệ chương trình đào tạo bao gồm: hệ trung cấp (12+2), trung cấp (9+3), cao đẳng (12+3) và cao đẳng liên thông với các chương trình đào tạo về.

Đặc biệt trong năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cho phép trường được thực hiện giảng dạy chương trình Liên thông Đại học ngành Công nghệ thông tin và Tin học quản lý Tài chính - ngân hàng, Điện tử, Quản trị kinh danh và mở trung tâm dạy tiếng Việt.

Trong những năm qua, Nhà trường trao giấy chứng nhận tiếng Việt cho học sinh và cán bộ là 91 người. Với những trình độ ban đầu này, các em này có thể trình độ tiếng Việt ở trình độ sơ cấp, có đủ điều kiện xin học tiếp cao đẳng và đại học tại các trường Việt Nam.

Có thể thấy trong 12 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã lớn mạnh không chỉ về số lượng mà cả về quy mô và các loại hình đào tạo.

3.1.4. Quy mô đào tạo Trườ ng Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghi ̣

Viêng Chăn - Hà Nội

Năm học 2004-2005, số học sinh nhập học năm học đầu tiên chỉ có 191 sinh viên. Cho đến nay, số sinh viên hiện đang theo học các chương trình đào tạo của nhà trường năm học 2015 - 2016 là 1910 sinh viên, tăng gấp 10 lần so với 12 năm trước.

Bảng 3.3: Số sinh viên tốt nghiệp từ năm 204 - 2016

TT Hệ Tổng cộng Nữ

1 Trung cấp (9+3) 79 43

2 Trung cấp (11+2) và (12+2) 1145 580 3 Cao đẳng (11+3) và (12+3) 1634 692

4 Liên thông cao đẳg 412 216

5 Liên thông Đại học 325 161

Tổng cộng 3595 1692

Từ năm học đầu tiên 2004-2005 đến nay đã có 3592 sinh viên tốt nghiệp và nhận bằng, trong số đó có 1692 sinh viên là nữ. Có thể nói, sau 12 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên các hệ, cung cấp nguồn nhân lực cho xây dựng và phát triển đất nước.

Ngoài ra, năm 2010 học sinh của trường được tham gia thi tay nghề ASIÊN lần thứ 8, năm 2012 thi tay nghề toàn Quốc lần thư nhất của Lào được giải nhất nhì và ba môn thiết kế Web và năm 2014, 2015 thi tay nghề toàn Quốc Thái Lan được giải nhì môn thiết kế Web.

3.1.5. Hợp tác quốc tế của Trườ ng Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu

nghị Viêng Chăn - Hà Nội

Trường đã hợp tác với trường Đại học công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyền, Trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Trong thời gian qua các trường nói trên đã bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên và học sinh của trường cao đẳng hữu Nghị Viêng Chăn - Hà Nội và cung cấp một số thiết bị dạy học cho trường cao đẳng hữu Nghị Viêng Chăn - Hà Nội.

3.1.6. Đánh giá chung những thuận lợi khó khăn của Trườ ng Cao đẳng Kỹ

thuật và Dạy nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội

* Sự thuận lợi

- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Thủ Đô hai nước và Đại sứ quán của hai nhà nước Lào và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Nghề hữu Nghị Viêng Chăn - Hà Nội được thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Lực lượng giáo viên trẻ và tích cực tham gia hoạt đông của trường - Có sự hợp tác rộng rãi với các trường Đại học của Việt Nam

* Sự khó khăn

- Trong thời gian qua Trường còn thiếu ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng trường đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước

- Khu vực của trường chặt hẹp khó khăn trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ giảng dạy

3.2. Thực trạng tạo động lực cho cán bộ giả ng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i thuật và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i

Trong phần này, chúng tôi đi sâu phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao Đảng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội. Phần 1, luận văn sẽ đánh thực trạng các hoạt động mà Nhà trường đã thực hiện nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên của trường. Phần 2, luận văn sẽ phân tích thực trạng hoạt động tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên của Trường Cao Đảng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội thông qua phiếu điều tra tổng thể 90 cán bộ, giảng viên của nhà trường. Phần

3, đề tài đánh giá những mặt được và những mặt hạn chế của công tác này ở

Trường Cao Đảng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội để từ đó có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương sau.

3.2.1. Chính sách và biện pháp mà Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề

̃u nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nội thực hiê ̣n nhằm tạo động lực cho cán bộ

giả ng viên nhà trường

3.2.1.1. Tạo động lực làm việc thông qua khuyến khích tài chính

(1) Về tiền lương

Theo quy định của Chính phủ Lào, việc tính toán tiền lương cơ bản của giáo viên dựa vào cấp bậc theo chỉ số, về bằng cấp học vị của mỗi người và các phụ cấp: phụ cấp về việc dạy học, phụ cấp về chất độc, phụ cấp về số năm công tác, phụ cấp về chức vụ, phụ cấp về người lãnh đạo, ngoài việc phụ cấp nhà nước có thu lại tiền bảo hiểm xã hội 8% tiền lương cơ bản và tiền phụ cấp và lấy thuế thu nhập theo tiền lương cơ bản.

Công thức tính tiền lương của giáo viên:

Tổng số tiền lương = số tiền lương cơ bản + các số tiền phụ cấp - (số tiền lương cơ bản + các số tiền phụ cấp ) * 8%) - số tiền nộp thuế thu nhập + số tiền trợ cấp cho con + số tiền trợ cấp cho vợ/ chồng.

Số tiền lương cơ bản:

Số tiền lương cơ bản của giáo viên là dựa vào cấp -bậc theo cấu trúc tiền lương.

Giáo viên có cấu trúc tiền lương riêng, gồm có 5 cấp, với 25 bậc chỉ số như sau:  Cấp 1 gồm có 25 bậc, từ chỉ số 156 - 306  Cấp 2 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 209 - 365  Cấp 3 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 260 - 472  Cấp 4 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 308 - 538  Cấp 5 gồm có 25 bậc, từ chỉ số 389 - 859 Một chỉ số bằng 7,600 kip

Một giáo viên mới (mới được biên chế nhà nước) sẽ được nhận bậc lương ở cấp 1, theo bằng cấp của học vị như sau:

+ Trung cấp bắt đầu cấp 1, bậc 1 đến 4, chỉ số 156 - 165 và tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)