Bảng kế hoạch của giáo viên đi học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 91)

2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Tiến sỹ 1 2 2 2 2 9 Thạc sỹ 2 3 2 2 3 12 Đại học 2 2 2 6 Tổng 5 7 6 4 5 27 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức)

Chiến lược phát triển đội ngũ của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội từ nay đến năm 2020: Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, tiếp tục phát huy mọi nguồn lực xây dựng nhà trường thành trường cao đẳng trọng điểm, trung tâm đào tạo kỹ thuật và dạy nghề của đất nước.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là cán bộ khoa học các ngành mũi nhọn như kinh tế và quản trị kinh doanh, điện- điện tử, công nghệ thông tin phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Mở rộng quy mô đào tạo: Trong những năm tới, nhà trường dự kiến

mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Học sinh có trình độ kiến thức - năng lực tương đối tốt có khả năng phát triển nghề rộng rãi theo nhu cầu của thị trường, có đầy đủ lớp học và các điều kiện thuận lợi trong học tập.

Bảng 4.2. Dự kiến quy mô đào tạo của nhà trường

Năm học 2015-16 2016-17 2017-18 2018-19 2019-2020

Số học sinh 1910 2000 2200 2300 2500

(Nguồn: Chiến lược phát triển nhà trường)

4.1.2. Định hướng phát triển nhằm tạo động lực cho cán bộ giảng viên

- Tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và Thể thao Lao xin thêm chỉ tiêu về biên chế cho các giảng viên, để các cán bộ giảng viên của nhà trường có thể yên tâm công tác lâu dài.

- Tìm kiếm các nguồn kinh phí, ngoài kinh phí của chính phủ cấp, để có thêm ngân sách chi trả các khoản trợ cấp, tăng thêm cho cán bộ giảng viên, để họ có thể nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và có thể cống hiến tốt cho nhà trường.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường, tạo bầu không khí vui vẻ để mọi người cùng nhau làm việc. Đặc biệt chú trọng các mối quan hệ giữa các giảng viên với giảng viên, giảng viên với sinh viên, giảng viên với lãnh đạo nhằm tạo một môi trường giáo dục thân thiện.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tăng kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo. Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức và nguồn tài trợ quốc tế giúp để tăng cường trang thiết bị nhà trường.

- Tích cực cử cán bộ giảng viên nhà trường đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài. Phấn đấu mỗi năm có từ 3-5 cán bộ giảng viên đi học thạc sĩ ở nước ngoài.

4.2. Giải pháp tạo động lực cho cán bộ giả ng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i thuật và Da ̣y nghề Hữu nghi ̣ Viêng Chăn - Hà Nô ̣i

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Kết quả điều tra thực tế 90 cán bộ giảng viên của nhà trường về thực trạng động lực làm việc của họ và các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực của họ cho thấy:

(1) Trong số 5 yếu tố mà đề tài nghiên cứu (chính sách lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với cấp dưới, điều kiện làm việc) thì có 3 yếu tố được đánh giá ở mức trung bình. Đó là chính sách lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, và mối quan hệ với cấp trên

(2) Đánh giá về động lực làm việc, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 2 tiêu chí được cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đánh giá là có tạo động lực. Đó là mối quan hệ với đồng nghiệp và điều kiện làm việc.

(3) Kết quả kiểm định môi hình các yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội cho thấy chỉ có 2/5 yếu tố có ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho họ. Đó là mối quan hệ với cấp trên và điều kiện làm việc.

Đây sẽ là cơ sở để đề tài đề xuất các giải pháp ở giới đây.

4.2.1. Xây dựng mối quan hệ thân thiên với cấp trên và đồng nghiệp

Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, mối quan hệ với cấp trên có ảnh hưởng tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên của nhà trường. Quan điểm, thái độ cũng như thiện ý của lãnh đạo nhà trường, của khoa và của bộ môn có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tạo động lực cho cán bộ giảng viên của nhà trường làm việc tốt hơn.

- Giải pháp: Xây dựng mối quan hệ thân thiện với cấp trên và với cả đồng nghiệp, để họ hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và giảng dạy, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.

Vì vậy, để tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên, Nhà trường cần chú ý tới:

- Tăng cường xây dựng văn hóa công sở, chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới (giữa cán bộ lãnh đạo nhà trường, khoa và bộ môn với các giảng viên) thân thiện, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và hiểu nhau vì mục tiêu chung phát triển chung của nhà trường.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo và giảng viên, không tạo khoảng các giữa cấp trên với cấp dưới.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể, có sự tham gia đầy đủ của cán bộ lãnh đạo và giảng viên, như các hoạt động thể thao, các buổi liên hoan, hay dã ngoại,... nhằm tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau hơn.

- Chú ý bảo vệ hình ảnh của lãnh đạo, của nhà trường, thực hiện tốt các nhiệm vụ được lãnh đạo giao, kịp thời phản hồi kết quả công việc để nhận sự chỉ đạo kịp thời

- Tạo điều kiện về giao tiếp thuận lợi giữa cấp trên và cấp dưới, để cán bộ giảng viên kịp thời phản ánh những vấn đề khúc mắc trong quá trình đào tạo.

- Lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo cấp khoa, bộ môn hỗ trợ và động viên các giảng viên khi cần thiết trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là đối với các giảng viên mới và các giảng viên thuộc diện hợp đồng

- Các giảng viên được đối xử công bằng và không phân biệt giữa giảng viên mới và giảng viên cũ, giữa giảng viên và cán bộ lãnh đạo.

- Khi giảng viên có thành tích tốt trong hoạt động giảng dạy, lãnh đạo cần ghi nhận sự đóng góp của họ kịp thời để động viên, khuyến khích cũng như tạo động lực cho cán bộ giảng viên được tốt hơn.

- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chú trọng xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện có tinh thần đoàn kết cao, đảm bảo quyền lợi của mỗi cán bộ giảng viên trong nhà trường cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng công hiến của họ.

4.2.2. Nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện làm việc tốt cho cán bộ giảng viên của nhà trường viên của nhà trường

Nhà trường là một cơ sở giáo dục công của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trang thiết bị phụ vụ đào tạo, cũng như điều kiện làm việc của nhà trường đã được chính phủ trang bị. Tuy nhiên, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng như điều kiện làm việc của giảng viên còn thiếu, chưa bắt kịp với sự phát triển chung của cả nước.

- Giải pháp: Nâng cao cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc tốt cho cán bộ giảng viên.

Để làm được việc này, nhà trường cần chú trọng vào một số các cộng việc sau:

Điều kiện và chế độ thời gian lao động ở đây đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh cán bộ giảng dạy cũng như sinh viên sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn. Đặc biệt là đối với các ngành đào tạo như công nghệ thông tin và điện - điện tử, sinh viên phải thực hành nghề nhiều. Việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho cán bộ giảng viên và sinh viên là cần thiết.

Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và giảng dạy: mặc

dù máy chiếu và một số máy móc phục vụ cho các ngành đào tạo kỹ thuật (công nghệ thông tin và điện - điện tử) đã được trang bị, nhưng chưa đầy đủ, nhiều máy móc còn cũ. Trang thiết bị thực hành còn thiếu trong khi số sinh viên trên 1 ca nhiều hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường chú trọng việc mua sắm và trang bị các máy móc đủ và hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy các ngành kỹ thuật. Phòng học được trang bị đầy máy chiếu, để phục vụ tốt hơn quá trình đào tạo.

4.2.3. Chính sách đào tạo và phát triển

Mặc dù, kết quả nghiên cứu cho thấy, đào tạo và phát triển không có ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội, nhưng đối với một đơn vị đào tạo, thì các chính sách về đào tạo và phát triển là cần thiết, là một yêu cầu bắt buộc. Hơn nữa, nhiều cán bộ giảng viên đánh giá chính đào tạo và phát triển của nhà trường ở mức 1 (tức là rất không hài lòng). Vì vậy, trong luận văn này, tác giả cũng kiến nghị để nhà trường hoàn thiện hơn chính sách đào tạo và phát triển của nhà trường.

- Giải pháp: Nhà trường cần chú trọng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường, đáp ứng yêu cầu sự phát triển chung của đất nước Lào.

- Nhà trường tăng cường cử cán bộ giảng viên ra nước ngoài đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, cũng như hội nhập của của cả nước với các nước trong khu vực ASEAN. Hàng năm, cử từ 3-5 giảng viên đi học Thạc sĩ ở nước ngoài như ở Việt Nam và ở Thái Lan hay một số các nước khác trong khu vực theo diện học bổng của chính phủ các nước.

- Nhà trường cần tăng cường đào tạo tại chỗ đối với cán bộ giảng viên chưa có trình độ đại học để họ có thể bắt nhịp với sự phát triển chung của cả nước cũng như chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nhà trường có thể cử đi học hoàn thiện đại học ở nước ngoài hoặc ở trong nước như đi học tại Đại học Quốc gia Lào.

- Nhà trường tăng cường cử các đoàn cán bộ giảng viên tham quan học tập kinh nghiệm tới các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc, là những nước có ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử phát triển.

4.2.4. Chính sách lương và phúc lợi

Mặc dù, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách lương và phúc lợi của nhà trường không có ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc. Song kết quả khảo sát cho thấy, chính sách lương và phúc lợi của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình. Nhiều cán bộ giảng viên không hài lòng với chính sách lương và phúc lợi của nhà, đánh giá ở mức 1/5 (tức là rất không hài lòng). Vì vậy, nhà trường cần chú trọng đến chính sách lương và phúc lợi cho giảng viên.

- Giải pháp: Chú trọng đến chính sách lương và phúc lợi

Để làm được việc này Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội cần:

- Cần tiếp tục quan tâm chăm lo nhiều hơn đến đời sống cán bộ giảng viên nhà trường. Đặc biệt là đối với các giảng viên mới, các giảng viên hợp đồng, thu nhập hạn hẹp và còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế.

- Tìm kiếm nguồn kinh phí để hỗ trợ hay chi trả các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương của chính phủ. Một mặt nhằm động viên, khuyến khích cán bộ giảng viên làm việc, một hỗ trợ để họ nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với giảng viên trẻ và giảng viên hợp đồng.

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội cần xây dựng cho mình chính sách thưởng rõ ràng và toàn diện với các mức thưởng cụ thể cho từng thành tích cụ thể, tạo động lực làm việc cũng như thỏa mãn nhu cầu của cán bộ giảng viên. Chẳng hạn như thưởng cho cán bộ giảng viên thi giảng đạt loại giỏi cấp trường, cấp ngành với mức thưởng cao, nhằm khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Hay thưởng cho những sáng kiến trong giảng dạy để khuyến khích họ làm việc sáng tạo hơn.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội cần quan tâm hơn nữa và chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ giảng viên, khuyến khích bằng nhiều chế độ và hoạt động xã hội như: bảo hiểm, nghỉ dưỡng hàng năm, thăm hỏi động viên kịp thời người lao động và người thân khi ốm đau, giúp đỡ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Nhà trường nghiên cứu để có tăng trợ cấp cho chồng/ vợ và những người phụ thuộc, để những họ có thể trang trải cuộc sống và trang trải chi phí học tập cho con cái của họ.

4.3. Kiến nghị

Trong những năm qua, kể từ khi mới được nâng cấp từ trường trung cấp nghề lên thành trường cao đẳng, lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội đã có nỗ lực to lớn trong việc tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ giảng viên nhà trường yên tâm công tác và làm việc tại nhà trường. Nhiều các chính sách liên quan đến tiền lương, chính sách phúc lợi, khuyến khích cán bộ giảng viên đi học tập ở bậc cao hơn, xây dựng môi trường đào tạo hài hòa và tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể cho cán bộ giảng viên yên tâm công tác lâu dài và công hiến cho nhà trường. Tuy nhiên, cuộc khảo sát với 90 cán bộ giảng viên nhà trường cho thấy, ở tất cả các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu, có tiêu chí được đánh giá ở điểm cao nhất 5/5 (rất hài lòng), nhưng cũng có hầu hết các tiêu chí được đánh giá ở mức thấp nhất 1/5 (rất không hài lòng) và có một số tiêu chí được đánh giá ở mức 2 trên thang điểm 5 (không hài lòng). Trong thời gian tới, để tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên của nhà trường, thì lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội cần phải:

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và làm việc của cán bộ giảng viên trong nhà trường.

- Nơi làm việc đảm bảo an toàn và thoải mái, đặc biệt là đối với các ngành công nghệ thông tin và điện - điện tử cần được đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để thực hành.

- Đối với số cán bộ hợp đồng (hiện trường có 14 cán bộ giảng viên hợp đồng), nhà trường có chính sách đãi ngộ phù hợp để họ yên công tác tại nhà trường. Đồng thời, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Thể thao Lào xin thêm biên chế, để các giảng viên này sớm được trở thành cán bộ giảng viên chính thức của nhà trường.

- Bên cạnh đó, nhà trường cần có chính sách khen thưởng thỏa đáng đối với các giảng viên có thành tích trong giảng dạy như thi đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp ngành, có sáng kiến tiết kiệm kinh phí trong đào tạo.

- Chú trọng tuyện những người có trình độ chuyên môn và có năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)