5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Chính sách đào tạo và phát triển
Mặc dù, kết quả nghiên cứu cho thấy, đào tạo và phát triển không có ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội, nhưng đối với một đơn vị đào tạo, thì các chính sách về đào tạo và phát triển là cần thiết, là một yêu cầu bắt buộc. Hơn nữa, nhiều cán bộ giảng viên đánh giá chính đào tạo và phát triển của nhà trường ở mức 1 (tức là rất không hài lòng). Vì vậy, trong luận văn này, tác giả cũng kiến nghị để nhà trường hoàn thiện hơn chính sách đào tạo và phát triển của nhà trường.
- Giải pháp: Nhà trường cần chú trọng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường, đáp ứng yêu cầu sự phát triển chung của đất nước Lào.
- Nhà trường tăng cường cử cán bộ giảng viên ra nước ngoài đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, cũng như hội nhập của của cả nước với các nước trong khu vực ASEAN. Hàng năm, cử từ 3-5 giảng viên đi học Thạc sĩ ở nước ngoài như ở Việt Nam và ở Thái Lan hay một số các nước khác trong khu vực theo diện học bổng của chính phủ các nước.
- Nhà trường cần tăng cường đào tạo tại chỗ đối với cán bộ giảng viên chưa có trình độ đại học để họ có thể bắt nhịp với sự phát triển chung của cả nước cũng như chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nhà trường có thể cử đi học hoàn thiện đại học ở nước ngoài hoặc ở trong nước như đi học tại Đại học Quốc gia Lào.
- Nhà trường tăng cường cử các đoàn cán bộ giảng viên tham quan học tập kinh nghiệm tới các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc, là những nước có ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử phát triển.