Tạo động lực làm việc thông qua khuyến khích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 50 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1. Tạo động lực làm việc thông qua khuyến khích tài chính

(1) Về tiền lương

Theo quy định của Chính phủ Lào, việc tính toán tiền lương cơ bản của giáo viên dựa vào cấp bậc theo chỉ số, về bằng cấp học vị của mỗi người và các phụ cấp: phụ cấp về việc dạy học, phụ cấp về chất độc, phụ cấp về số năm công tác, phụ cấp về chức vụ, phụ cấp về người lãnh đạo, ngoài việc phụ cấp nhà nước có thu lại tiền bảo hiểm xã hội 8% tiền lương cơ bản và tiền phụ cấp và lấy thuế thu nhập theo tiền lương cơ bản.

Công thức tính tiền lương của giáo viên:

Tổng số tiền lương = số tiền lương cơ bản + các số tiền phụ cấp - (số tiền lương cơ bản + các số tiền phụ cấp ) * 8%) - số tiền nộp thuế thu nhập + số tiền trợ cấp cho con + số tiền trợ cấp cho vợ/ chồng.

Số tiền lương cơ bản:

Số tiền lương cơ bản của giáo viên là dựa vào cấp -bậc theo cấu trúc tiền lương.

Giáo viên có cấu trúc tiền lương riêng, gồm có 5 cấp, với 25 bậc chỉ số như sau:  Cấp 1 gồm có 25 bậc, từ chỉ số 156 - 306  Cấp 2 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 209 - 365  Cấp 3 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 260 - 472  Cấp 4 gồm có 15 bậc, từ chỉ số 308 - 538  Cấp 5 gồm có 25 bậc, từ chỉ số 389 - 859 Một chỉ số bằng 7,600 kip

Một giáo viên mới (mới được biên chế nhà nước) sẽ được nhận bậc lương ở cấp 1, theo bằng cấp của học vị như sau:

+ Trung cấp bắt đầu cấp 1, bậc 1 đến 4, chỉ số 156 - 165 và tương đương. + Trung cấp và tương đương: bắt đầu cấp 1, bậc 7 đến 9, chỉ số 180 - 190. + Cao đẳng và tương đương: bắt đầu cấp 1, bậc 13 đến 15, chỉ số 212-226. + Đại học và tương đương: bắt đầu cấp 1,bậc 16 đến 17, chỉ số 223-240. + Cao hơn đại học: bắt đầu cấp 1, baajc17 đến 18, chỉ số 240 đến 247. + Thạc sỹ và tương đương: bắt đầu cấp 1,bậc 18 đến 19, chỉ số 247 đến 254. + Cao hơn thạc sĩ: bắt đầu cấp 1,bậc 19 đến 20,chỉ số 254 đến 261. + Tiến sỹ và tương đương: bắt đầu cấp 1,bậc 21 đến 22, chỉ số 270 đến 279. + Cao hơn tiến sỹ: bắt đầu cấp 1, bậc 22 đến 23, chỉ số 257 đến 288.

(2) Tiền phụ cấp

Phụ cấp là khoản mà Nhà trường trả thêm cho cán bộ giảng viên, do họ

đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện không bình thường hoặc không ổn định. Ở Trường Cao Đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội, phụ cấp được thực hiện nhằm mục đích sau:

+) Nâng cao thu nhập: Các khoản trợ cấp thêm cho cán bộ giảng viên giúp cho họ có thêm thu nhập, bù đắp cho những trách nhiệm nặng nề hơn mà họ phải làm. Ngoài ra, trợ cấp có tác dụng kích thích tinh thần đối với can bộ giảng viên, do họ biết rằng Nhà trường đã hiểu được sự khó nhọc trong công tác giảng dạy mà họ đang làm, họ cảm nhận được sự thấu hiểu từ phía cấp trên đối với họ. Do đó họ tin tưởng vào Nhà trường.

+) Chế độ phụ cấp còn có tác dụng tạo sự công bằng giữa những cán bộ giảng viên. Những cán bộ giảng viên làm ở các môi trường làm việc độc hại, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm (giảng dạy các môn kỹ thuật) thì họ phải được trợ cấp cao để họ có thêm khoản thu nhập đề phòng cho những rủi ro rất lớn đang rình dập họ.

Hiện Nhà trường thực hiện một số các loại phụ cấp sau.

- Phụ cấp về chức vụ:

Đối với giáo viên có chức vụ quản lý sẽ được nhận tiền phụ cấp theo chức vụ như sau:

Chức vụ quản lý bậc 3 sẽ nhận tiên phụ cấp là 196.000kip/1tháng.

Chức vụ quản lý bậc 4 sẽ nhận tiên phụ cấp là 137.000kip/1tháng.

Chức vụ quản lý bậc 5 sẽ nhận tiên phụ cấp là 98.000kip/1tháng.

Chức vụ quản lý bậc 6 sẽ nhận tiên phụ cấp là 58.800kip/1tháng.

Chức vụ quản lý bậc 7 sẽ nhận tiên phụ cấp là 39.200kip/1tháng.

Trong trường hiện có số giáo viên có chức vụ quản lý là 40 người, trong đó 21 cán bộ quản lý là nữ.

Chức vụ quản lý bậc 3 có 1 người.

Chức vụ quản lý bậc 4 có 2 người.

Chức vụ quản lý bậc 5 có 9 người. Nữ có 1 người.

Chức vụ quản lý bậc 6 có 10 người. Nữ có 8 người.

Chức vụ quản lý bậc 7 có 13 người. Nữ có 9 người.

Chức vụ quản lý bậc 8 có 6 người. Nữ có 3 người.

- Tiền phụ cấp nghề nghiệp.

Mọi giáo viên trong trường cao đẳng của chúng tôi được nhận tiền phụ cấp nghề nghiệp là 15% của số tiền lương cơ bản của mỗi người.

- Tiền phụ cấp số năm công tác:

Đối với cán bộ giáo dục sẽ được nhận tiền phụ cấp số năm công tác, được bắt đầu tính từ ngày tháng năm bắt đầu công tác:

- Những người có số năm công tác từ 1-5 năm sẽ được nhận tiền phụ cấplà 2,500kip/năm công tác.

- Những người có số năm công tác từ 6-15 năm sẽ được nhận tiền phụ cấp là 5000kip/năm công tác.

- Những người có số năm công tác từ 16-25 năm sẽ được nhận tiền phụ cấp là 7,500kip/năm công tác.

- Những người có số năm công tác từ 26 năm sẽ được nhận tiền phụ cấp là 10,000kip/năm công tác.

(3) Tiền bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của chính phủ Lào, tiền bảo hiểm xã hội là số tiền giữ lại để phụ cấp sức khỏe, đẻ con và tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm,đau....đối với cán bộ giáo dục sẽ được nhà trích giữ lại 8 % tháng. Tức là 8% của tiền lương cơ bản và các tiền phụ cấp.

Tiền bảo hiểm xã hội =các tiền lương cơ bản +các tiền phụ cấp.

Các số tiền phụ cấp = các số tiền phụ cấp + tiền phụ cấp nghề nghiệp+ tiền phụ cấp số năm công tác.

(4) Tiền con

Một trong những chính sách ưu việt của chính phủ Lào đó là trợ cấp nuôi con cho cán bộ trong biên chế nhà nước. Theo đó, cán bộ giảng viên của nhà trường sẽ được hưởng trợ cấp nuôi con. Con của cán bộ nhà nước đúng theo pháp luật sẽ được nhận số tiền phục cấp tính từ ngày mới sinh ra là 37.240kip/người/tháng cho đến 18 tuổi.

(5) Tiền vợ

Nhằm khuyến khích người lao động, Chính phủ Lào trợ cấp cho người ăn theo là vợ của cán bộ nhà nước đúng theo pháp luật sẽ được nhân tiền phụ cấp là 29.400 kip/ tháng, nếu người vợ đấy không phải là cán bộ nhà nước. Có thể nói, nhờ chính sách này, mà nhiều cán bộ giảng viên yên tâm với công tác của mình tại các cơ quan nhà nước.

(6) Tiền lương của giáo viên theo hợp đồng.

Những người tốt nghiệp ngành sư phạm sẽ được nhận vào biển chế nhà nước không quá thời gian thực nghiệp (thực nghiệp đánh giá sư phạm).

Đối với giáo viên hợp đồng, sẽ không nhận được lương của chính phủ, mà chỉ nhận phụ cấp riêng của nhà trường, bằng một khoản nhất định.

(7) Tăng lương

Tăng lương cũng căn cứ vào thâm niên công tác và kết quả thực hiện công việc nhằm tạo động lực cho cán bộ giảng viên của nhà trường.

Mọi giáo viên sẽ được xem xét cho tăng lương hoặc tắng cấp - bậc từng năm một dựa theo quy định trong điều 18 của quy chế gồm có cụ thể như sau:

Giáo viên được chọn là loại 1: 1 năm tăng 1 bậc.

Giáo viên được chọn là loại 2: 2 năm tăng 1 bậc

Giáo viên được chọn là loại 3: bị kỷ luật không cho giảng dạy và cho chuyển công tác và có thể xóa tên trong danh sách cán bộ giáo dục.

Việc tăng cấp bậc theo chức vụ chuyên môn giáo viên.

Giáo viên được danh hiệu chuyên môn nào đấy, cơ sở tiền lương của người đó sẽ thay đổi theo từng trường hợp, ví dụ: giáo viên A có cấp - bậc tiền lương là bậc 1, nếu được nhận danh hiệu giáo viên kinh nghiệm hoặc người giúp thầy lúc này sơ sở tiền lương của người đó sẽ chuyển từ bậc 1 thành bậc 2 nhưng chỉ có thể như cũ hoặc nếu chit số không trúng với chỉ số cũ thì sẽ lấy chỉ số cấp hơn hoặc người giúp thầy, cơ sở tiền lương sẽ không tăng nhưng sẽ được nhận chính sách về quy chế danh hiệu chuyên môn.

Việc tăng cấp - bậc theo danh hiệu.

Giáo viên được nhận danh hiệu giáo viên nhà nước sẽ được tăng bậc tiền lương 5 bậc và giáo viên được danh hiệu giáo viên danh hiệu sẽ được tăng bậc lương 3 bậc nếu được tiền lương là bậc cuối cùng của các cấp cũng cho vượt cấp rồi mới so sánh chỉ số theo cấp mới.

Việc tăng cấp - bậc theo băng cấp học vị.

Là thực hiên theo quy chế cán bộ nha nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào số 82/ນຍ ngày 19/5/2005 như sau:

- Trường hợp 1: chỉ số cấp - bậc tiền lương cũ thấp hoưn chỉ số tiền

lương mới; trường hợp chỉ số tiền lương cũ thấp hơ cấp - bậc bằng tốt nghiệp mới thig lây cấp - bậc tiền lương mới làm điểm xuất phát để tính cấp - bậc tiền lương mới.

- Trường hợp 2: chỉ số của cấp - bậc tiền luogw cũ bằng hoặc cao hơn

chỉ số cấp - bậc tiền lương mới:

Trường hợp cấp - bậc tiền lương cũ bằng hoặc cao hơn chỉ số cấp - bậc bằng tốt nghiệp mới thì lấy chỉ số cấp - bậc tiền lương cũ làm điểm xuất phát tính cấp - bậc tiền lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề hữu nghị viêng chăn hà nội​ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)