Thành lập quỹ bình ổn thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 75 - 77)

Thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ đầu với khuôn khổ và phạm vi còn nhỏ bé, số lượng chứng khoán niêm yết chưa nhiều, nên hiện tượng mất cân đối cung cầu chứng khoán là không thể tránh khỏi. Mặt khác, do hiểu biết về hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán còn hạn chế nên yếu tố tâm lý chi phối rất mạnh đến quyết định của các nhà đầu tư.

Thực tiễn nói trên đặt ra một nhu cầu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động của thị trường chứng khoán được ổn đinh, an toàn, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển thị trường. Do đó, việc thành lập Quỹ bình ổn thị trường chứng khoán có thể được coi là một giải pháp tình thế cấp thiết nhằm mục tiêu bình

ổn thị trường, can thiệp vào thị trường trong những thời điểm nhất định nhằm tạo ra cân đối cung cầu về chứng khoán, nâng cao tính thanh khoản cho thị trường. Mô hình Quỹ bình ổn thị trường chứng khoán dự kiến có thể tổ chức theo quy mô quỹ Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Nguồn vốn hoạt động của quỹ do ngân sách Nhà nước cấp với số vốn ban đầu khoảng 200 tỷ đồng (Mức vốn này có thể được điều chỉnh tuỳ theo tình hình hoạt động của thị trường theo từng thời kỳ). Quỹ bình ổn thị trường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc bảo toàn vốn, hỗ trợ thị trường thông qua các biện pháp mua vào, bán ra chứng khoán. Để giữ cho thị trường hoạt động được ổn định, liên tục.

Hoạt động can thiệp vào thị trường của Quỹ khi xảy ra biến động giá chứng khoán có thể thực hiện dưới 2 hình thức:

- Khi có quá nhiều người mua chứng khoán mà không có người bán thì Quỹ bán ra cổ phiếu của mình nhằm giảm áp lực tăng giá cổ phiếu

- Ngược lại, khi có quá nhiều người bán ra cổ phiếu mà lại không có hoặc có quá ít người mua thì Quỹ sẽ mua cổ phiếu vào nhằm hạn chế việc giảm giá chứng khoán một cách đột ngột và taọ ra giao dịch được khớp lệnh, tăng tính thanh khoản của chứng khoán

Để tạo ra nguồn tiền (hoặc chứng khoán) nhằm can thiệp vào thị trường trong những trường hợp này, có thể cho phép Quỹ bình ổn thị trường đầu tư vào các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức. Cơ chế đầu tư cũng như mức nắm giữ chứng khoán có thể nghiên cứu quy định theo một cơ chế riêng. Ngoài ra, nhằm mục đích bảo toàn vốn để có thể bù đắp được những khoản lỗ phát sinh trong quá trình can thiệp thị trường, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể quyết định việc sử dụng Quỹ bình ổn thị trường để đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành ra công chúng, trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán khác chưa được niêm yết.

Các hoạt động can thiệp thị trường hoặc đầu tư vào các chứng khoán của Quỹ bình ổn thị trường được thực hiện thông qua các công ty chứng khoán theo hợp đồng giữa Quỹ bình ổn thị trường và công ty chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ lựa chọn công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ can thiệp theo từng htời kỳ nhận định.

Tuy nhiên, việc thành lập Quỹ bình ổn thị trường chứng khoán cần phải được nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng. Trong bối cảnh hiện nay, việc thành lập Quỹ chỉ nên coi như một biện pháp tình thế chứ không phải là một biện pháp bình ổn thị trường lâu dài. Sự can thiệp của Quỹ bình ổn thị trường - dưới góc độ là một biện pháp can thiệp mang tính chất hành chính - sẽ ở một chừng mực nào đó ảnh hưởng đến xu thế vận động tự nhiên của thị trường, gây tâm lý bao cấp, ỷ lại, tăng thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, và có thể trở thành một biện pháp “phản tác dụng” nếu bị lạm dụng và không được quản lý chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 75 - 77)