Thiếu các tổ chức trung gian hoạt đông trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 46 - 49)

Các tổ chức đó là: quỹ đầu tư, tổ chức định mức tín nhiệm, quỹ bình ổn thị trường, và năng lực quản lý, chuyên môn của các công ty chứng khoán còn thiếu và yếu. Điều này đã ảnh hưởng phần nào đó đến công tác tổ chức, quản lý thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư.

a) Quỹ đầu tư.

Như đã phân tích ở Chương 1, quỹ đầu tư chứng khoán là một phương tiện đầu tư tập thể, là một cấu trúc tài chính dùng để huy động vốn và quản lý tiền của công chúng đầu tư. Tính ưu việt của quỹ đầu tư chứng khoán là tạo ra “sức mạnh tập thể” mà mỗi các nhân không thể có được. Việc phát triển thị trường chứng khoán với mục đích huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi dù chỉ rất nhỏ sẽ không thành hiện thực nếu thiếu vắng các quỹ đầu tư chứng khoán. Phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán và chứng chỉ của quỹ đầu tư được niêm

yết trên thị trường chứng khoán là cơ hội cho đại đa số quần chúng tham gia vào thị trường chứng khoán.

Mỗi quỹ đầu tư, với một đội ngũ những người quản lý có kiến thức, có trình độ chuyên môn và họ chỉ chuyên sâu vào việc đầu tư, kinh doanh chứng khoán, họ dễ dàng phân tích được tình hình và đánh giá dự án hơn các nhà đầu tư riêng lẻ rất nhiều, đặc biệt trong những lĩnh vực đòi hỏi phải có thời gian và chuyên sâu. Và điều này là đồng nghĩa với việc đầu tư sẽ dễ dàng thành công hơn. Do vậy, đối với người đầu tư, quỹ đầu tư là trợ thủ đắc lực cho những người đầu tư nhỏ, những người chưa đủ kiến thức, chưa đủ kinh nghiệm và thiếu thời gian cho hoạt động đầu tư.

Đối với thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư vừa tạo ra sức cung chứng khoán cho thị trường và đồng thời cũng tạo ra sức cầu chứng khoán cho thị trường và hướng cho giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường được diễn ra liên tục, đều đặn.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có một số quỹ đầu tư như quỹ hỗ trợ quốc gia, quỹ đầu tư phát triển đô thị và một số quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Bata Việt Nam, Dragon Capital, Lazard Vietnam Fund. Vietnam Investment Fund... Nhưng hầu hết các quỹ này đều tập trung đầu tư trực tiếp và các dự án công trình. Chính điều này đã hạn chế đại đa số công chúng có số tiền ít ỏi tham gia. Và tính lỏng của các quỹ này thấp, nên cũng làm hạn chế cho việc công chúng đầu tư chứng khoán. Đặc biệt, đa số công chúng đầu tư chứng khoán Việt Nam là những người đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm và khả năng phân tích, do đó đã góp phần làm giảm sức cầu chứng khoán trên thị trường.

Do vậy, công việc cần làm hiện nay là phải nhanh chóng phát triển thêm các mô hình quỹ đầu tư chứng khoán, tiến tới niêm yết các chứng chỉ của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, như vậy sẽ tất yếu tăng được sức cầu chứng khoán.

b) Tổ chức định mức tín nhiệm.

Tổ chức định mức tín nhiệm giữ vai trò rất quan trọng đối với nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nó là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng hạn và tiềm lực tài chính của một tổ chức phát hành. Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm về tổ chức phát hành do các công ty đánh giá hệ số tín

nhiệm cung cấp để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Tổ chức định mức tín nhiệm là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu. Sự thiếu vắng định chế này là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường trái phiếu công ty không phát triển được.

Qua hơn hai năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa xuất hiện một tổ chức định mức tín nhiệm nào hoạt động. Cơ sở đánh giá độ tin cậy các công ty, các loại trái phiếu là con số không. Mặt khác, người đầu tư cũng như những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán vẫn còn tạm thời chưa thấy sự cần thiết phải có của loại hình dịch vụ này. Một sự đánh giá về một loại trái phiếu hoặc một công ty nào đó đều hết sức cảm tính chủ quan dựa trên thông tin được thu thập manh mún, mơ hồ. Điều này có thể tạm chấp nhận ở giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán nhưng về lâu dài mọi thứ đã trở thành chuyên nghiệp thì việc đánh giá xếp hạng tín dụng sẽ là bộ phận không thể thiếu được của thị trường chứng khoán.

c) Công ty chứng khoán.

Tính đến nay Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép cho 10 công ty chứng khoán, trong đó đã có 09 công ty đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần(04) và trách nhiệm hữu hạn(06) hoạt động trên các mặt nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Nhìn chung, các công ty chứng khoán tham gia thị trường hoạt động ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán. Đáp ứng được yêu cầu mở tài khoản và giao dịch cho khách hàng. Tính đến nay số tài khoản của các nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán khoảng 12.000 tài khoản, trong đó có 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán đã mở rộng được phạm vi, chi nhánh, phòng giao dịch và thực hiện qua đại lý nhận lệnh ở một số tỉnh, thành phố lớn. Một số công ty đã đưa vào phương thức đặt lệnh gián tiếp cho khách hàng thông qua phương tiện fax, telex và điện thoại, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về chứng từ theo quy định về kế toán thống kê. Kết quả kinh doanh của các công ty đều phát triển tốt, các chỉ tiêu báo cáo tài chính đạt mục tiêu đề ra và sớm thu được lợi nhuận từ các nghiệp vụ chính.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các công ty chứng khoán vẫn còn nhiều điểm bất cập, hầu hết các công ty có nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh

phát hành đều không triển khai thực hiện được, một phần do lúc đầu mới đưa thị trường vào vận hành, lượng cung hàng hoá ít, lượng cầu lớn, nên các công ty đều phải ưu tiên thực hiện lệnh cho khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Đến nay, cầu chứng khoán trên thị trường giảm, do mục tiêu bảo toàn vốn, tránh sự thua lỗ nên các công ty không thực hiện tự doanh chứng khoán, làm cho thị trường thiếu đi định hướng đầu tư từ các nhà đầu tư có tổ chức làm cho thị trường trỏ nên kém sôi động, chứng khoán thiếu tính thanh khoản. Trong khi đó, nguồn vốn hoạt động của công ty lại gửi Ngân hàng để hưởng lãi suất tiết kiệm. Ngoài ra, cũng phải kể đến đội nhũ cán bộ nhân viên vừa thiếu lại vừa yếu, không đảm trách được nghiệp vụ môi giới và tư vấn cho khách hàng trong hoạt động phát hành cũng như đầu tư chứng khoán, rất nhiều nhân viên lợi dụng vị trí của mình để đầu tư cho người quen và cho cá nhân. điều đó đã làm cho công chúng đầu tư mất lòng tin lòng tin vào các công ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)