Khái quát thực trạng cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 28 - 29)

2.1. Khái quát thực trạng cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. khoán Việt Nam thời gian qua.

Tính đến 30/6/2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 322 phiên giao dịch, với tổng giá trị chứng khoán là 41,3 triệu cổ phiếu và 841 ngàn trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch 1.673 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 94,9%. Bình quân giá trị giao dịch chứng khoán qua các phiên là 5,2 tỷ đồng. Số lượng chứng khoán đưa vào lưu ký tăng nhanh, trong đó có số cổ phiếu lưu ký là 54 triệu cổ phiếu trên tổng số 101,6 triệu cổ phiếu niêm yết, chiếm 61,57% tổng giá trị trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam lưu ký là 3,246 tỷ đồng, chiếm 93,87% tổng số trái phiếu niêm yết.

Trong thời gian đầu do lượng hàng hoá chứng khoán niêm yết thấp, phần lớn cổ đông là cán bộ của doanh nghiệp nên không có nhu cầu bán ra, làm cho cung- cầu chứng khoán mất cân đối, đẩy giá cổ phiếu lên cao. Chỉ số giá cỏ phiếu VN Index tăng 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001, so với 100 điểm cơ sở của phiên giao dịch đầu tiên. Sau khi có một số điều chỉnh về biên độ giá cổ phiếu, giới hạn lệch giao dịch của khách hàng của cơ quan quản lý nhà nước, giá chứng khoán có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, do phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân có xu hướng đầu tư ngắn hạn và theo trào lưu, nên khi có dấu hiệu giá chứng khoán giảm, vội bán ngay nên làm cho sức cầu đầu tư trên thị trường thấp, chứng khoán vốn đã ít lại càng kém tính thanh khoản. Hiện nay, giá chứng khoán vấn có xu hướng giảm dần qua các phiên giao dịch, khối lượng giao dịch thấp, nhà đầu tư có nhiều dấu hiệu rút vốn ra khỏi thị trường hoặc tạm ngưng không giao dịch, mặc dù trong thời gian gần đây cơ quan quản lý đã tăng phiên giao dịch lên từ 3 phiên/ tuần lên 5 phiên/ tuần và nâng biên độ giao dịch từ 2% lên 3% và kể

từ ngày 2/1/2003 tăng lên 5%. Chỉ số giá cổ phiếu VN Index xoay quanh 180 điểm.

Tình hình suy giảm sức cầu đầu tư khéo dài như hiện nay, dẫn đến việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ rời bỏ thị trường là hoàn toàn hợp lý vì khi đồng tiền đầu tư không sinh lời sau thời gian 3 tháng hay 6 tháng. Bởi suy cho cùng đầu tư phải có lãi, nếu không có lãi thì chẳng ai dại gì bỏ vốn ra đầu tư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình thị trường trầm lắng như hiện nay xuất phát từ việc thiếu hụt các nhà đầu tư dài hạn, có vốn đầu tư trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Nói đến thị trường chứng khoán trước hết là phải nói đến hàng hoá và các nhà đầu tư, không có hàng hoá, không có các nhà đầu tư, thì không thể có thị trường chứng khoán. Như vậy, vấn đề cung- cầu hàng hoá trên thị trường, vấn đề tổ chức vận hành thị trường là hết sức quan trọng và cần phải được quan tâm đúng mức. Theo số liệu gần đây, tuy số tài khoản ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng thì lại chậm. Với đất nước có khoảng 80 triệu dân nhưng đến nay chỉ có khoảng 12.000 tài khoản được mở (nhưng số thường xuyên giao dịch rất ít chỉ khoảng 500 - 600 nhà đầu tư tham gia giao dịch), 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Đây là con số quá khiêm tốn nếu không muốn nói là quá ít so với lượng khách hàng tiềm năng. Như vậy, cầu chứng khoán là rất yếu trong thời gian vừa qua, nếu cứ thiếp tục khéo dài tình trạng này thì rất dễ có nguy cơ phải đóng cửa thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)