Tính thanh khoản của chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 31 - 35)

Hơn hai năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa ổn định, hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ, lưu ký và đăng ký chứng khoán của các công ty chứng khoán còn nhiều hạn chế nhất định đã làm giảm tính thanh khoản của chứng khoán. Đặc biệt là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ là một bộ phận hàng hoá quan trọng trên thị trường chứng khoán ở các nước phát triển. Song trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện hay, các trái phiếu Chính phủ lại kém hấp hẫn, hầu như đã bị “treo”, không có giao dịch. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì các trái phiếu dài hạn (có thời hạn trên một năm) không được phép giao dịch trên thị trường mở. Vì vậy, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ mang tính chất “cất trữ tài sản” hơn là “đầu tư sinh lời” dẫn đến có tính thanh khoản thấp. Phần lớn người đầu tư chứng khoán Việt Nam có xu hướng đầu tư ngắn hạn để có thu nhập thường xuyên và chi trả cho những tình huống khẩn cấp trong cuộc sống. Nên khi cần thiết đổi sang tiền mặt, lại mất thời gian và phải chịu nhiều chi phí giao dịch, điều đó cũng làm cho người đầu tư nghĩ đến lĩnh vực đầu tư khác.

2.2.5. Nhận thức của nhà đầu tư và thực trạng đầu tư chứng

khoán hơn hai năm qua.

Để sử dụng bất cứ một công cụ, một hình thức đầu tư nào có hiệu quả nhất định thì chúng ta phải hiểu rõ công năng của công cụ, hình thức đầu tư đó. Trong hình thức đầu tư vào thị trường chứng khoán, thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nói chung phải có những nhận thức cụ thể về thị trường này, mà một trong các vấn đề cơ bản nhất cần phải nhận thức được, đó là sự hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, những kiến thức, kỹ năng đầu tư trên thị trường chứng khoán và cung cách vận hành của thị trường. Sự nhận thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán là một trong các động lực quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán.

Hiện nay, Việt Nam có số dân là khoảng 80 triệu người, trong số đó có 80% dân số là nông dân, nên sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán là rất hạn chế, số còn lại chủ yếu được trông chờ vào các thành phần là các bộ công nhân viên trong các đơn vị, các nhà hoạch định chính sách, học sinh, sinh viên, những người đã có một ít kiến thức về lĩnh vực tài chính hoặc đã tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Những kiến thức hoặc hiểu biết nhất định về chứng khoán và thị trường chứng khoán của công chúng được lĩnh hội chủ yếu qua các con đường chính sau: Qua giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tập trung và qua các kênh thông tin, báo chí và nói chuyện chuyên đề.

Theo kết quả đánh giá của Dự án “ Điều tra, đánh giá các điều kiện tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam ” của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, cho thấy:

a) Đối với doanh nghiệp.

Qua giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tập trung: Qua kết quả điều tra, khảo sát 500 phiếu về các doanh nghiệp có khả năng tham gia thị trường (trong đó: 300 phiếu về các doanh nghiệp có khả năng phát hành chứng khoán, 200 phiếu về công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư) cho thấy một bộ phận lớn cán bộ quản lý của các doanh nghiệp chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể là, đội ngũ cán bộ quản lý không có hiểu biết, các kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Riêng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, số doanh nghiệp có các cán bộ quản lý chưa qua đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán là 112/250 doanh nghiệp (87/150 doanh nghiệp phát hành chứng khoán, 25/100 doanh nghiệp thành lập quỹ và công ty

chứng khoán), chiếm tỷ lệ 44,8%; miền Nam là 125/239 doanh nghiệp, chiếm 53,3%.

Qua các kênh thông tin và nói chuyện chuyên đề: Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được thành lập, nó là một lĩnh vực quá mới mẻ đối với tất cả mọi người dân. Qua kết quả điều tra, các cán bộ quản lý hiểu biết thông qua các phương tiện này chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có khả năng phát hành chứng khoán với 224/289 doanh nghiệp, chiếm 77,5%. Chứng tỏ có nhiều cán bộ lãnh đạo công ty, doanh nghệp đã bắt đầu rất quan tâm đến thị trường chứng khoán.

Như vậy, qua số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng sự hiểu biết của các doanh nghiệp về chứng khoán và thị trường chứng khoán chủ yếu là qua các kênh thông tin đại chúng. Các kênh thông tin này là các thông tin chưa bài bản, chưa mang tính hệ thống, chưa sâu về nghiệp vụ chuyên môn mà các thông tin về kỹ thuật nghiệp vụ và chuyên sâu đó chỉ có được qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng tập trung; dẫn đến các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đường tham gia thị trường chứng khoán như là phát hành chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường chứng khoán.

b) Đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách.

Đa số người được điều tra là các cán bộ có kinh nghiệm, là việc lâu năm trong lĩnh vực hoạch định chính sách mà lại chủ yếu là trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thị trương tài chính, thị trường chứng khoán (231/304 người, chiếm 76%) như là tài chính, ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, luật. Các đối tượng điều tra này cho thấy họ là những người có hiểu biết nhất đinh về chứng khoán và thị trường chứng khoán, có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng thị trường chứng khoán trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn trung, dài hạn ở Việt Nam hiện.

c) Đối với các nhà đầu tư trong nước.

Qua kết quả điều tra, khảo sát 1.600 phiếu về các nhà đầu tư cá nhân cho thấy rằng các đối tượng được điều tra là những người có trình độ đại học là chủ yếu (72,5%). Do đó có 907/1588 người được điều đã tham gia các khoá học về tài chính ngân hàng, kế toán, thị trường chứng khoán và các ngành kinh tế nói chung chiếm 57,11%. Số người chưa tham gia chiếm 42,89%. Thậm chí, trong số 978/1579 người đã mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng

khoán (chiếm 62%), thì có rất nhiều người chưa học qua các lớp đào tạo về các lĩnh vực trên nhưng vẫn tham gia thị trường. Mặt khác, kết quả điều tra còn cho thấy, số người không hiểu biết về thị trường chứng khoán Việt Nam là 472/1482 người (chiếm 32%); số người hiểu biết là 613/1482 người (chiếm 42%) và 397/1482 người không trả lời (chiếm 26%).

d) Nhà đầu tư nước ngoài.

Tham gia vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay là những người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam và một số ít là nhà đầu tư người Hoa có quan hệ mật thiết với cộng đồng Hoa kiều đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Họ là những người có kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán hoặc đã là quan với đầu tư qua thị trường chứng khoán với tỷ lệ là trên 76% số người trả lời. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua do giá chứng khoán tăng, giảm đột biến và cũng do một số hạn chế về kỹ thuật giao dịch nên số người nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán rất ít.

Với các số liệu đánh giá về nhận thức của công chúng đối với thị trường chứng khoán ở trên, cho thấy thị trường chứng khoán là một lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, công chúng đầu tư chưa biết, thậm chí không quan tâm đến thị trường. Hậu quả của vấn đề này tất yếu đã xảy ra, là thị trường chứng khoán mở của hoạt động, giá chứng khoán có xu hướng tăng lên tạo ra lợi nhuận cho những người đầu tư ban đầu, làm cho công chúng đổ xô đi mua cổ phiếu bằng mọi giá, đẩy giá lên cao, thoát ly giá trị thực tế vốn có của nó. Khi có biến động giá cổ phiếu giảm làm nhiều người thua lỗ và không ít người đã bỏ cuộc. Việc đổ xô đi mua cổ phiếu của nhà đầu tư có nguồn gốc xâu xa từ nguyên nhân chủ yếu nhất là trình độ nhận thức hạn chế của các nhà đầu tư và xu hướng hành động theo đám đông. Đây là một điều đáng báo động, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải quan tâm. Song song với việc phổ cập bồi dưỡng kiến thức cho công chúng thì công tác đào tạo, bồ dưỡng kiến thức cho cán bộ làm trong ngành chứng khoán cũng rất quan trọng. Đây là lực lượng không thể thiếu được của thị trường chứng khoán.

Thực trạng về các nhà đầu tư chứng khoán trong thời gian qua.

Các nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày đầu chỉ là tò mò và thu hút bởi nguồn lợi hấp dẫn mà thị trường giai đoạn đầu mang lại. Tiếng lành đồn xa, người nọ phổ biến cho người kia về sự hấp hẫn

không thể bỏ qua của lãi suất cổ phiếu, thế là họ đổ xô mua chứng khoán theo phản ứng dây chuyền, làm cho giá bán và giá mua cổ phiếu luôn ở trạng thái kịch trần, đã đẩy thị trường chứng khoán vào tình trạng sốt kéo dài. Các nhà đầu tư không hề quan tâm đến thông tin mà chỉ quan tâm đến việc có nhận được “tích kê” và có mua được chứng khoán ngày hôm hay không?. Hiện tượng này đã làm cả nhà đầu tư có phân tích và hiểu biết đôi chút về thị trường cũng bị cơn sốt cuốn theo. Nhiều nhà đầu tư đã bán cả nhà và cửa hiệu, vay ngân hàng, vay bạn bè với lãi suất cao để mua cổ phiếu. Khi thị trường chững lại, giao dịch thấp và giá liên tục giảm thì chính họ, những người đầu tư theo kiểu “ăn sổi ở thì” đi tìm kiếm đối tượng để đổ lỗi vì túi tiền của họ ngày càng vơi đi. Họ chỉ nghĩ đến mất mát mà quên đi quy luật của thị trường. Chẳng có thị trường nào chỉ có giá lên, lên mãi, và ngược lại. Vấn đề là ở chỗ người đầu tư không biết chọn thời điểm đầu tư thích hợp và có bản lĩnh thị trường. Nhà đầu tư chưa hiểu được là đầu tư vào chứng khoán là đầu tư dài hạn, nhằm vào các lợi ích dài hạn, mục tiêu của thị trường chứng khoán là thu hút các nguồn vốn đầu tư dài hạn phục vụ sản xuất, nó khác với kiểu lãi suất huy động vốn của ngân hàng.

Sự hoang mang của các nhà đầu tư đơn lẻ và thiếu bản lĩnh thị trường lại một lần nữa gây phản ứng dây chuyền khi giá xuống. Song lần này là phản ứng theo chiều ngược lại, cổ phiếu xuống giá khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang, sợ thiệt hại đã đem bán tháo đi. Các phiên giao dịch ở giai đoạn này dư bán nhiều, khối lượng giao dịch ít, người mua giảm. Không ít nhà đầu tư đã quay lưng lại với thị trường, làm cho cầu chứng khoán trên thị trường giảm mạnh.

u Qua thực trạng trên, chúng ta có thể thấy rằng, các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam đẫ thể hiện trình độ, bản lĩnh thị trường và khả năng phân tích thông tin yếu kém...Bởi vì, thị trường chứng khoán còn rất mới mẻ và phức tạp đối với người đầu tư, hơn nữa nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: hiểu biết của người đầu tư, cung hạn chế, các loại dịch vụ, tính minh bạch của các công ty phát hành, nhược điểm của một thị trường mới, điều đó cũng góp phần làm sức cầu đầu tư chứng khoán giảm xuống.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam từ góc độ kích cầu chứng khoán (Trang 31 - 35)