lượng lớn tiền trôi nổi, ngăn chặn không cho số tiền đã đầu tư vào chứng khoán chạy sang thị trường tài chính khác. Mặt khác, trong kinh doanh trái phiếu, do lợi nhuận mang lại trên mỗi trái phiếu thường khá nhỏ nên để có thể kinh doanh được, thông thường, các nhà kinh doanh trái phiếu thường phải mua bán trái phiếu với một khối lượng lớn. Nhờ thuộc tính có thể bán lại trái phiếu đã mua cho người bán để thu hồi lại vốn, nhà đầu tư trái phiếu có thể đầu tư trái phiếu có thể đầu tư, dự trữ một khối lượng lớn trái phiếu, nhà phát hành có thể phát hành một khối lượng trái phiếu. Vì vậy, Repo có thể góp phần bình ổn thị trường trung hạn và dài hạn, tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát hành và bao tiêu chứng khoán.
g) Cùng với việc thừa nhận về mặt pháp lý việc chuyển nhượng, mua bán chuyển nhượng cầm cố thế chấp cần nhanh chóng mở dịch vụ chiết khấu các loại chứng khoán đã phát hành tại các chi nhánh ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường tính lưu chuyển cho các loại chứng khoán - một thuộc tính mà thiếu nó, thị trường chứng khoán dẫu có hình thành cũng không thể phát huy được vai trò của nó là lưu hoạt hoá mọi nguồn vốn trong nước.
i) Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Rõ ràng số lượng chứng khoán hay cung chứng khoán sẽ tăng lên khi có nhiều công ty cổ phần. Hiện nay, việc triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đang gặp nhiều trở ngại, từ việc xây dựng cơ chế xác định giá trị công ty đến việc giải quyết công ăn việc làm cho công nhân trong các công ty được cổ phần hoá. Trở ngại trong việc cổ phần hoá cũng xuất phát từ quan điểm phân biệt, đối xử các công ty trước và sau khi cổ phần hoá của các ngân hàng thương mại. Như vậy trong thời gian tới, để giải quyết các vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá, Chính phủ cần phải có các biện pháp triển khai thực hiện cổ phần hoá một cách triệt để.
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. chứng khoán.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vẫn còn đang ở trong tình trạng chắp vá, chồng chéo, sơ hở, tính pháp lý thấp, thiếu sự đồng
bộ, thậm chí còn có những văn bản pháp quy còn chưa chặt chẽ, hiệu lực pháp lý chưa cao, có những trường hợp còn mâu thuẫn nhau giữa các luật. Nghị định 48/NĐ- CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau thời gian ban hành và triển khai thực hiện, bước đầu đã xuất hiện những yếu tố bất cập đòi hỏi cần có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời hoặc thay thế bằng một văn bản pháp luật khác cao hơn như Pháp lệnh, Luật về chứng khoán. Việc đưa ra hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thông pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, đồng bộ hơn là một trong những nhân tố quan trọng thúc đầy sự khuyến khích các tổ chức tham gia vào thị trường, góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả và ngày càng phát triển.
Để tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường, tăng số lượng giao dịch nhất là nhà đầu tư có tổ chức và đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thì điều nhất thiết và cấp bách là phải hoàn thiện khung pháp lý theo hướng sau:
a) Ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 48.
Xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 48 theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn của thị trường. Sửa đổi các văn bản pháp quy hướng dẫn để thống nhất với Nghị định mới và pháp luật hiện hành và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp. Bổ sung các quy định về tổ chức giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b) Xây dựng “Luật Chứng khoán”.
Dự kiến năm 2003 sau khi Quốc hội khoá XI thông qua sẽ thành lập Ban soạn thảo Luật chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chủ trì và thành viên là các Bộ, ngành liên quan.
Năm 2004 lấy ý kiến các Bộ, ngành, các đơn vị, các tổ chức xã hội có liên quan và công chúng đầu tư, sau đó chỉnh sửa bổ sung dự thảo Luật Chứng khoán và lấy ý kiến thẩm định Bộ Tư pháp.
Năm 2005 trình Quốc hội xem xét, thông qua. c) Các văn bản pháp luật có liên quan.
Phối hợp các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh việc sửa đổi các văn bản quy định về chế độ tài chính, thúe, phí, lệ phí, chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý ngoại hối... ấp dụng với các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền chỉnh sửa bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật về chứng khoán như: Bộ luật Dân sự, pháp luật về Trọng tài, Pháp lệnh về giải quyết tranh chấp các vụ án kinh tế...
Ngoài ra, luật phải có tính cạnh tranh và thu hút được sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các điều khoản cụ thể về hoạt động giám sát nên giao cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán quy định theo hướng hoàn thiện dần theo tiến trình phát triển của thị trường.