0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Cung hạn chế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KÍCH CẦU CHỨNG KHOÁN (Trang 35 -40 )

Hàng hoá trên thị trường chứng khoán hiện nay đang ít về số lượng, yếu về chất lượng và ít đa dang về chủng loại. Hiện nay, trên thị trường chỉ có

hai loại hàng hoá là cổ phiếu và trái phiếu, hiện có 54 loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trong đó có 21 cổ phiếu, 33 loại trái phiếu của Chính phủ và Ngân hàng thương mại. Giao dịch chủ yếu tập trung vào cổ phiếu, giao dịch trái phiếu rất hạn chế, do hầu hết là trái phiếu Chính phủ, lãi suất được xác định chưa phù hợp với thị trường nên tính thanh khoản kém, không hấp dẫn người đầu tư. Trái phiếu công ty hầu như chưa có.

Như vậy hàng hoá chứng khoán trên thị trường tuy đã tăng về số lượng nhưng thực sự chưa nhiều và chưa đa dạng về chủng loại, hàng hoá đơn giản, khan hiếm. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ một số khó khăn trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức, đơn vị.

Đối với cổ phiếu.

Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên Doanh nghiệp Nhà nước là thành phần chủ yếu trong nền kinh tế, do đó nguồn cung hàng hoá cổ phiếu chủ lực cho thị trường sẽ là tiến trình thực hiện cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước.

Trong thời gian qua cung hàng hoá cổ phiếu cho thị trường chứng khoán nói chung và cho thị trường chứng khoán tập trung nói riêng đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

- Về đường lối, chủ trương, nội dung cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước. Trước khi có Nghị định 64/ 2002/NĐ - CP về cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, công tác này mới chỉ là giai đoạn thí điểm cổ phần hoá, và được tiến hành ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phá sản là chủ yếu... nên tạo ra một loạt các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn điều lệ thấp, trung bình là 7 tỷ/ doanh nghiệp, không đáp ứng được mức vốn trên 10 tỷ đồng. Hơn nữa, phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cao (khoảng 35%), phần bán cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp còn cao hơn (38%), tỷ lệ cổ phần bán cho công chúng ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, cơ hội mua chứng khoán cho các nhà đầu tư là quá ít, không đáp ứng được một trong những điều kiện niêm yết là 20% vốn cổ phần phải được bán ra cho công chúng... Ngoài ra, cũng do là giai đoạn thí điểm cổ phần nên tưởng cổ phấn hoá chưa rõ ràng, chưa làm rõ mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, các quy định về kỹ thuật thực hiện cổ phần hoá còn rườm rà, mang nặng tính chất không cần thiết: như là xác định giá trị doanh nghiệp, ưu đãi cho người lao động... Hiện nay hầu hết

các Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá không có tư vấn và bảo lãnh phát hành do đó đều bán cổ phần trực tiếp tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất lúng túng, vướng mắc về phương pháp, chính sách bán cổ phần,... dẫn đến bán cổ phần ở nhiều danh nghiệp bị kéo dài, thậm chí còn phát sinh nhiều tiêu cực trong việc phân phối cổ phiếu. Hởu quả là doanh nghiệp muốn tham gia niêm yết lại không đáp ứng được tỷ lệ bắt buộc phải có ít nhất 100 nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp,

- Các văn bản pháp luật về cổ phần hoá, về doanh nghiệp, về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Các quy đinh có liên quan đến cổ phần chưa được thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, như hình thức phát hành, bảo lãnh, mệnh giá phát hành, đối tượng mua, nắm giữ và các nghĩa vụ liên quan đến người quản lý (Hội đồng quản trị, giám đốc), chuyển nhượng chứng khoán, tỷ lệ nắm giữ của bên nước ngoài..., gây khó khăn cho quá trình đưa chứng khoán vào niêm yết và giao dịch trên tập trung.

- Kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Ban lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên, cổ đong các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi ích của việc niêm yết. Đặc biệt là, nhiều doanh nghiệp còn chưa muốn niêm yết về tâm lý e ngại công khai thông tin về tài chính doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh chưa thành nề nếp thường xuyên; sợ mất tính cạnh tranh, bị thôn tính công ty... Mặt khác, các doanh nghiệp cổ phần hoá còn đang trờ đợi chính sách tài chính mới của Nhà nước, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá lại không muốn cổ phần hoá, lo sợ mất các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước, lợi ích của Hội đồng quản trị, của các cổ đông sáng lập chưa được làm rõ... dẫn đến quá trình chỉ đạo tổ chức cổ phần trong các doanh nghiệp chậm lại.

Dẫn đến kết quả là, trong số hơn 900 Doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá thì có khoảng 10% đáp ứng được điều khiện để niêm yết chứng khoán trên thị trường tập trung, trong đó chỉ có 21 công ty đã niêm yết, số còn lại không muốn tham gia.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy, công tác cổ phần hoá đã chưa có sự phù hợp, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển thị trường chứng khoán, lợi ích của các chủ thể chưa được làm rõ, dẫn đến nguồn cung hàng hoá cổ phiếu cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng khoán tập

trung gặp nhiều rất khó khăn, cần phải có những giải pháp tích cực khắc phục để có thể đưa các cổ phiếu vào niêm yết và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung.

Đối với trái phiếu.

Trái phiếu Chính phủ:

Với những lợi thế đặc biệt của mình là công cụ tài chính của Nhà nước có mức độ rủi ro thấp, trái phiếu Chính phủ được coi là hàng hoá chủ đảo trong thời gian đầu của thị trường chứng khoán vào hoạt động. Do đó nguồn cung hàng hoá trái phiếu Chính phủ khi đưa vào niêm yết chiếm tỷ trọng rất lớn so với cổ phiếu. Nhưng khi đưa vào giao dịch thì diễn ra tẻ nhạt, chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng giá trị chứng khoán được giao dịch. Tỷ trọng giao dịch trái phiếu qua thị trường khớp lệnh rất thấp, mà phần lớn là giao dịch giữa các nhà đầu tư có tổ chức thông qua thị trưởng giao dịch thoả thuận.

Các nguyên nhân dẫn đến trái phiếu không được giao dịch và kém tính thanh khoản, đó là:

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa thực hiện được vai trò lãi suất chuẩn cho thị trường, thấp hơn so với mặt bằng lãi suất hiện nay. Lãi suất trong chỉ đạo đấu thầu thường thấp hơn lãi suất đặt thầu thấp nhất, chưa thực sự hấp dẫn nên số lượng những lần đấu thầu thành công còn ít.

- Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ chủ yếu là các định chế tài chính lớn (Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính), nên sau khi trúng thầu không có nhu cầu bán ra trái phiếu, mà chủ yếu nắm giữ để được hưởng lãi suất.

- Ngoài ra Luật các tổ chức tín dụng hiện nay không cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu Chính phủ là vật thế chấp, cầm cố trong việc cho vay tái cấp vốn. Điều này mất đi tính ưu việt của trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn cũng như trên thị trường tiền tệ với tư cách là loại công cụ tài chính có mức độ rủi ro thấp nhất.

- Theo kinh nghiệm quốc tế, giao dịch trái phiếu phần lớn được thực hiện thông qua thị trường phi tập trung (OTC) giữa các nhà đầu tư có tổ chức với cơ chế xác lập giá theo thoả thuận. Vì vậy, việc đưa trái phiếu vào giao dịch và cơ chế giá như hiện nay trê Trung tâm giao dịch chứng khoán là chưa thực sự hợp lý và khuyến khích được đối tượng tham gia

Trái phiếu công ty

Trên thị trường tập trung hiện nay chỉ có 02 loại trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được đưa vào niêm yết với tổng giá trị khoảng 1000 tỷ đồng, nhưng mức độ giao dịch cũng giống như trái phiếu Chính phủ rất thấp, diễn ra tẻ nhạt. Có thể nói, việc thiếu vắng loại hàng hoá trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất là, hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nhận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ hoặc vay vốn nước ngoài nên họ chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu. Trong khi đó, thủ tục xét duyệt, phê chuẩn đề án phát hành trái phiếu lại rất phức tạp nên họ chuyển sang hình thức huy động vốn trực tiếp với một số đối tượng hạn chế như cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, liên kết hoặc vay ngân hàng. Thói quen huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán vẫn còn xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam.

- Thứ hai là, thiếu các tổ chức tài chính trung gian hoạt động trên thị trường trái phiếu là các tổ chức bảo lãnh phát hành, các tổ chức định mức tín nhiệm, tư vấn.... Nên các doanh nghiệp chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ ba là, việc phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường quốc tế hầu như chưa thực hiện được do uy tín của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nên khi các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế tham gia đánh giá hệ số tín nhiệm, các hệ số này cho thấy khả năng huy động vốn là không thể thực hiện được, hoặc nếu có thì cũng với lãi suất huy động rất cao mà doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Qua một số điểm như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc cung hàng hoá trái phiếu trong thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn. Đại bộ phận các doanh nghiệp nói chung chưa có nhu cầu kế hoạch về phát hành và niêm yết trái phiếu.

Tóm lại, nguồn cung hàng hoá chứng khoán hiện nay trên thị trường rất thấp, chủng loại đơn giản (chỉ có cổ phiếu, trái phiếu). Các chứng khoán niêm yết trên thị trường có tính thanh khoản kém và phần lớn của các doanh nghiệp vốn nhỏ (ngoại trừ REE và SACOM), các doanh nghiệp tham gia niêm

yết không phải đại diện cho các ngành kinh tế thế mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Việt Nam. Điều này làm hạn chế khả năng tham gia, lựa chọn chứng khoán của các nhà đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư rất khó kết hợp các chứng khoán riêng lẻ thành những danh mục đầu tư để tránh những rủi ro không đáng có, từ đó làm giảm sức cầu trên thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, theo đánh giá của các tổ chức tài chính, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất lớn và khả năng huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán sẽ phải chiếm tỷ trọng lớn, vì kênh huy động ngân hàng đang có những điểm bất cập đối với nhu cầu vốn dài hạn cho các doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải tổ chức và quản lý thị trường tốt, cần phải có các biện pháp khuyến khích cầu hữu hiệu để thu hút nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KÍCH CẦU CHỨNG KHOÁN (Trang 35 -40 )

×