Đổi mới phương thức kiểm toán theo hướng áp dụng đầy đủ cả 03 loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Đổi mới phương thức kiểm toán theo hướng áp dụng đầy đủ cả 03 loạ

loại hình kiểm toán đối với một cuộc kiểm toán NSĐP

Trên thế giới hiện nay, các cơ quan KTNN đều đã thực hiện các loại hình kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Và đối với kiểm toán NSNN thì cả ba loại hình kiểm toán này thường được áp dụng song song, đan xen nhau.

Đối với KTNN khu vực VII, từ trước đến nay chủ yếu mới chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ (nặng về kiểm toán tuân thủ). Mặc dù đã thực hiện 02 cuộc kiểm toán hoạt động nhưng vẫn chưa rõ ràng, vẫn hơi hướng về kiểm toán tuân thủ. Để có thể phát triển đầy đủ các loại hình kiểm toán theo thông lệ quốc tế thì đòi hỏi KTNN phải tập trung xây dựng cụ thể, rõ ràng quy trình, chuẩn mực, bộ tiêu chí và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ áp dụng đối với loại hình kiểm toán hoạt động. Đồng thời, cũng phải tuyên truyền để các đơn vị được kiểm toán có hiểu biết nhất định về kiểm toán hoạt động.

- Kiểm toán báo cáo tài chính là việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu báo cáo quyết toán của địa phương. Trường hợp sử dụng, báo cáo sai phải được nêu rõ từng khoản nội dung sai quy định để có kiến nghị xử

lý tài chính cũng như trách nhiệm cá nhân, tập thể theo quy định.

- Kiểm toán tính tuân thủ là đánh giá tính tuân thủ của địa phương, của

các cơ quan quản lý thu thuế. Qua kiểm toán phải xác nhận rằng các khoản thu thuế đã được thực hiện theo Luật định, công tác quản lý điều hành tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm pháp luật phải chỉ nguyên nhân dẫn đến sai phạm và trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc để xảy ra sai phạm, đồng thời có kiến nghị cụ thể đối với các sai phạm đó.

- Kiểm toán hoạt động là đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thu thuế của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế của địa phương, trong đó phải đưa ra được các tiêu chí mang tính định tính và định lượng tương ứng để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với công tác quản lý thu thuế tại địa phương.

+ Tính kinh tế được hiểu là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực được sử dụng cho một hoạt động cụ thể nhất định nhưng vẫn mang lại hiểu quả như mong muốn. Đây cũng là một khía cạnh của tính hiệu quả nhưng có ý nghĩa riêng biệt khi xem xét, đánh giá các hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế tại địa phương.

+ Tính hiệu lực là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan trong chu trình quản lý ngân sách. Do vậy, đánh giá tính hiệu lực được hiểu là đánh giá kết quả đầu ra, kết quả đạt được so với mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến.

+ Tính hiệu quả là mối tương quan hợp lý giữa mục tiêu cần đạt được của một hoạt động với lượng chi phí phải bỏ ra cho mục tiêu đó. Tính hiệu quả được xem xét theo nguyên tắc tối đa (đạt kết quả cao nhất với một lượng kinh phí nhất định) hoặc nguyên tắc tối thiểu (đạt một kết quả nhất định với lượng kinh phí tối thiểu).

toán thuế tại KTNN khu vực VII thì có thể thực hiện theo hướng triển khai lựa chọn đối với công tác quản lý thuế của một khoản thu thuế nào đó theo chuyên đề lựa chọn trước (như quản lý thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh A).

Tuy nhiên, khó khăn khi lựa chọn một chủ đề, hoặc một đối tượng kiểm toán hoạt động cần phải xây dựng được các tiêu chí mang cả tính định lượng và định tính để làm cơ sở so sánh, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực; đồng thời các tiêu chí này cần phải được gửi cho đơn vị, hoặc chủ thể quản lý cùng xem xét và chấp nhận được; KTV có thể nghiên cứu, tham khảo từ các quy định khi xây dựng và đưa ra các tiêu chí: Luật và các quy định điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán; các quyết định của cơ quan quản lý; tham khảo các đánh giá đã thực hiện trước đó hoặc so sánh với thông lệ thực hành tốt nhất; các chuẩn mực, kinh nghiệm và các nghiên cứu chuyên môn; các chỉ tiêu hoạt động quan trọng do đơn vị được kiểm toán hoặc cơ quan quản lý quy định, hoặc của các tổ chức (trong và ngoài nước) đang thực hiện các hoạt động hay chương trình tương tự; ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập; các tiêu chí kiểm toán đã sử dụng trước đó trong các cuộc kiểm toán tương tự hay được áp dụng bởi các cơ quan kiểm toán tối cao khác; tài liệu về quản lý nói chung và về các nội dung, vấn đề hay hoạt động được kiểm toán cụ thể nói riêng; kiến thức khoa học mới, các thông tin đáng tin cậy khác.

Kiểm toán hoạt động đối với hoạt động quản lý thu thuế, cần xây dựng các tiêu chí phù hợp, xem xét trên một số khía cạnh sau:

- Đối với một khoản thu thuế, cơ quan quản lý có xác định và miêu tả một cách rõ ràng các mục tiêu quan trọng hay không.

- Cơ quan quản lý đã thực hiện xây dựng các phương án để đạt được mục tiêu trên cơ sở dự toán các chi phí cần thiết để thực hiện mục tiêu đó không.

quá trình thực hiện (mối liên hệ tương quan giữa các nguồn lực bỏ ra và mục tiêu đạt được tương ứng với phương án đã lựa chọn)

- Những kết quả đạt được có đảm bảo theo mục tiêu đề ra ban đầu hay không, mức độ đạt là như thế nào qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)