Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 82 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

3.4.1.1. Đối với việc chuẩn bị kiểm toán

Thực hiện theo các văn bản quy định chung của KTNN, KTNN khu vực VII luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm toán được giao hàng năm. Theo đó, trước khi thực hiện kiểm toán, việc khảo sát lập kế hoạch kiểm toán cũng được chú trọng và triển khai đảm bảo tiến độ về thời gian và chất lượng. Trong giai đoạn 2016-2018, KTNN khu vực VII đã thực hiện khảo sát và lập KHKT cho 10 cuộc kiểm toán thuế. Các kế hoạch được lập cơ bản đã đảm bảo đúng tiến độ thời gian, gửi thẩm định và trình phê duyệt và công bố để cho các KTV định hướng được nhiệm vụ trước khi thực hiện kiểm toán,tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện kiểm toán.

3.4.1.2. Đối với việc thực hiện kiểm toán

Qua quá trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, Kiểm toán nhà nước khu vực VII đã xây dựng được đội ngũ KTV cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán NSĐP tại các tỉnh được giao quản lý. Việc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII tập trung vào kiểm toán các khâu của quy trình ngân sách, đó là việc lập - chấp hành và quyết toán ngân sách. Đối với nội dung kiểm toán thuế trong các cuộc kiểm toán NSĐP cơ bản tập trung vào công tác quản lý thu thuế của chính quyền địa phương, từ đó đưa ra các ý kiến đánh giá về công tác lập và giao dự toán thu thuế, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu thuế của địa phương, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của cơ quan quản lý thuế cũng như các đối tượng nộp thuế...Kết quả kiểm toán đối với lĩnh

vực kiểm toán thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII qua 03 năm gần nhất (2016-2018) cho thấy như sau:

- Thứ nhất: Kiến nghị xử lý tài chính

Trong những năm qua, nội dung kiểm toán thuế luôn được Kiểm toán nhà nước nói chung và Kiểm toán nhà nước khu vực VII nói riêng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do nguồn thu từ thuế trên địa bàn các tỉnh do KTNN khu vực VII quản lý còn rất hạn hẹp, chủ yếu là địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, bên cạnh đó năng lực của Kiểm toán viên chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên kết quả kiểm toán thuế về mặt xử lý tài chính của KTNN khu vực VII còn hạn chế so với các đơn vị bạn. Trong giai đoạn 2016-2018, thông qua kiểm toán thuế đã kiến nghị xử lý tài chính tổng số tiền là 1.385.480 triệu đồng.

- Thứ hai: Các kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý thuế

+ Công tác xây dựng và giao dự toán thu thuế: Hiện nay việc lập dự toán thu (trong đó có dự toán thu từ thuế) của các địa phương có xu hướng thấp và dự toán chi cao để đảm bảo chủ động trong điều hành ngân sách. Việc giao dự toán của Trung ương còn không phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý kê khai thuế, xác định số thuế phải nộp, số thuế được miễn giảm, hoàn thuế của NNT còn nhiều sai phạm; việc kê khai miễn giảm thuế TNDN còn chưa đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, kê khai thiếu doanh thu, kê khai sai giá tính thuế xuất khẩu là những vấn đề phát sinh nhiều...; Công tác thanh, kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế: Thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế chưa đầy đủ, chủ yếu là chấp nhận theo số kê khai của NNT. Thực hiện thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT cho thấy, số lượng đơn vị được thanh, kiểm tra còn thấp, nếu tính

số thu bình quân từ truy thu thuế qua các cuộc thanh, kiểm tra thường thấp hơn rất nhiều so với kết quả của kiểm toán thực hiện kiểm tra, đối chiếu. Do đó, tiềm ẩn nhiều hồ sơ kê khai có sai phạm về việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT không được phát hiện, gây thất thu cho NSNN.

+ Công tác điều hành, quản lý thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất tại một số địa phương chưa đảm bảo quy định của Nhà nước, việc thực hiện các quy định còn bất cập, chưa đồng bộ, dẫn đến huy động nguồn thu không đầy đủ, kịp thời: Đối với tiền sử dụng đất tập trung ở các nội dung là xác định không đúng diện tích làm nghĩa vụ tài chính; không đúng chi phí đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp NSNN; Đối với tiền thuê đất, phổ biến là chưa xác định diện tích đất, chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa xác định giá thuê đất theo đúng quy định, việc lập bộ tạm thu các trường hợp chưa ký hợp đồng chưa đầy đủ, không kịp thời,... Chưa có sự phối hợp giữa cơ quan tài nguyên và cơ quan thuế trong việc xác định tiền thuê đất cho các đơn vị thuê đất. Cơ quan tài nguyên không thực hiện kiểm tra thực địa, đo đạc lại đất cho thuê và chuyển phiếu chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế để tiến hành việc xác định nghĩa vụ của đơn vị được thuê đất.

+ Công tác quản lý nợ đọng thuế: Nợ thuế qua các năm có xu hướng gia tăng, nhiều doanh nghiệp nợ thuế kéo dài. Cơ quan thuế chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế, luôn xảy ra trường hợp thu hồi nợ thuế năm trước không đảm bảo chỉ tiêu thu nợ do cấp trên giao. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp để thu nợ không kịp thời dẫn đến phát sinh nợ khó thu do doanh nghiệp giải thể, phá sản.

3.4.1.3. Đối với việc Lập và gửi BCKT

Sau khi kết thúc việc thực hiện kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII chỉ đạo sát sao việc tổng hợp kết quả và gửi thẩm định BCKT.

Trong giai đoạn 2016-2018, KTNN khu vực VII đã hoàn thành 10 BCKT của 10 cuộc kiểm toán NSĐP cũng như kiểm toán thuế, chưa bị phát hành chậm bất kỳ báo cáo nào.

3.4.1.4. Đối với việc Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN

Đây là nội dung được đánh giá cao nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTNN khu vực VII. Về cơ bản các kiến nghị của KTNN khu vực VII đưa ra đều có đầy đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để các đơn vị được kiểm toán thực hiện. Do vậy, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán luôn đạt ở mức cao (nhất là những kiến nghị xử lý tài chính luôn đạt mức trên 95%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)