Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 85 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

3.4.2.1. Đối với nội dung chuẩn bị kiểm toán - Thứ nhất, Lập KHKT còn hạn chế

+ Hiện nay, tại KTNN khu vực VII việc lập KHKT của cuộc kiểm toán NSĐP cũng như KH kiểm toán thuế chủ yếu bám theo hướng dẫn của ngành mà chưa phù hợp với thực tế tại địa phương khảo sát dẫn đến việc xây dựng kế hoạch kiểm toán gồm các nội dung kiểm toán không phát sinh tại địa phương đó, không có sự liên kết với trọng tâm và rủi ro kiểm toán.

+ Việc thu thập thông tin để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc quản lý thu thuế tại các địa phương còn nhiều hạn chế, chung chung, dẫn đến việc xác định trọng tâm, rủi ro kiểm toán còn mang tính hình thức, lan man, không rõ, kéo theo đó là nội dung kiểm toán xây dựng còn dàn trải. Đồng thời thời gian để thực hiện công tác khảo sát còn ít, đối với nội dung kiểm toán thuế hầu như chỉ thu thập một số thông tin cơ bản như tình hình lập, giao và chấp hành dự toán thu NSNN trong năm của địa phương, tình hình nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, kế hoạch thanh, kiểm tra, kết quả thanh, kiểm tra, danh mục các đối tượng nộp thuế của cơ quan quản lý thuế... chưa thực hiện xem xét, đánh giá mức độ hợp lý của những số liệu này,

dẫn tới nội dung, mục tiêu kế hoạch kiểm toán còn chung chung, chưa gắn với các số liệu, tình hình cụ thể của đơn vị được kiểm toán.

- Thứ hai, Lựa chọn đơn vị được kiểm toán, đơn vị kiểm tra, đối chiếu ít chưa đảm bảo tính đại diện

Hiện tại, KTNN khu vực VII thông thường chỉ lựa chọn 03 đơn vị quản lý thuế cấp huyện, 01 đơn vị cấp tỉnh và tối đa 20 đơn vị kiểm tra, đối chiếu của 01 tỉnh. Số lượng đơn vị được lựa chọn kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu như trên tại 01 địa phương sẽ không đảm bảo được tính chính xác của các đánh giá khi tiến hành thực hiện kiểm toán.

- Thứ ba, Việc sắp xếp nhân sự còn chưa phù hợp

Việc sắp xếp nhân sự cho các đoàn kiểm toán thực sự vẫn còn nhiều hạn chế. Các KTV có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ kiểm toán trong cả cuộc kiểm toán NSĐP (chỉ có một giai đoạn tham gia vào nội dung kiểm toán

thuế) hoặc KTV chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán thuế.

3.4.2.2. Đối với nội dung thực hiện kiểm toán

- Thứ nhất: Quy trình kiểm toán NSĐP hiện nay của KTNN đang được

áp dụng tại KTNN khu vực VII còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể đối với từng nội dung kiểm toán, đặc biệt là đối với nội dung kiểm toán thuế.

Kiểm toán nhà nước khu vực VII hiện đang thực hiện kiểm toán thuế theo quy trình kiểm toán NSĐP của KTNN ban hành tại Quyết định số 06/2017/QĐ-KTNN ngày 12/6/2017. Theo đó, quy trình đã hướng dẫn về các nội dung kiểm toán thuế (tại Cục thuế, Chi cục thuế và tại Cục Hải quan, Chi cục Hải quan) như: Kiểm toán việc lập và phân bổ dự toán thu thuế trong thu NSNN gồm căn cứ xây dựng dự toán, sự hợp lý của các chỉ tiêu dự toán thu ngân sách; việc tuân thủ quy trình quản lý thuế, việc quản lý nợ đọng thuế và áp dụng các biện pháp xử phạt để thu hồi nợ đọng thuế, công tác thanh tra, kiểm tra,… Tuy nhiên, đến nay các Báo cáo kiểm toán chủ yếu nặng về phát

hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT để từ đó kiến nghị tăng thu NSNN. Mặc dù các kết quả kiểm toán hiện nay đã chỉ ra những sai sót trong khâu lập, giao dự toán thu thuế của các địa phương nhưng các phát hiện còn sơ sài, thiếu bằng chứng thuyết phục và chưa được sự nhất trí cao của các địa phương được kiểm toán nên chưa tư vấn được cho HĐND nhiều trong việc thẩm tra dự toán NSĐP, đặc biệt là chưa giúp cho HĐND đưa ra những chính sách khai thác triệt để, có hiệu quả các nguồn thu thuế trên địa bàn. Các đánh giá kiểm toán về công tác quản lý thu thuế mang tính liệt kê công việc, mô tả số liệu do đơn vị được kiểm toán báo cáo như: số liệu thu thuế, tỷ lệ thực hiện dự toán, nợ đọng, miễn, giảm,…; chưa đưa ra được nhiều các tồn tại, bất cập trong công tác quản lý thu thuế; chưa phân tích, làm rõ được nguyên nhân các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý điều hành nên chất lượng các ý kiến, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý thu thuế chưa cao.

Đối với nội dung kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của NNT (hay đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT) còn rất hẹp và gặp phải nhiều khó khăn, sự phối hợp của cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế còn có trường hợp chưa tốt dẫn đến phải điều chỉnh, gia hạn thời gian thực hiện kiểm tra, đối chiếu do đơn vị không cung cấp hồ sơ kịp thời, gây ảnh hưởng chung tới công tác kiểm toán của Đoàn kiểm toán. Đồng thời, chất lượng của việc kiểm tra, đối chiếu cũng giảm đi đáng kể do hồ sơ, tài liệu của đơn vị được kiểm tra, đối chiếu không đầy đủ.

Đặc biệt, đối với nội dung kiểm toán thuế xuất, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan chưa được chú trọng. Năm 2018, Kiểm toán nhà nước khu vực VII mới thực hiện một số nội dung kiểm toán tại Cục Hải quan Lào Cai.

- Thứ hai, việc kết hợp các loại hình kiểm toán trong kiểm toán NSĐP còn chưa hiệu quả. Hiện nay, chủ yếu mới chỉ thực hiện kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Đã thực hiện cuộc kiểm toán hoạt

động riêng lẻ nhưng còn nhiều hạn chế.

Tính đến thời điểm hiện tại, Kiểm toán nhà nước khu vực VII mới tổ chức thực hiện được 02 chuyên đề kiểm toán hoạt động việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của 02 thành phố (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) trong đó có thực hiện kiểm toán hoạt động quản lý thuế tại Chi cục thuế thành phố Việt Trì và Chi cục thuế thành phố Lai Châu. Tuy nhiên, kết quả chủ yếu vẫn chỉ là phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, sai sót hơn là đưa ra những ý kiến đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Hiện nay, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, loại hình kiểm toán hoạt động cần được quan tâm phát triển một cách phù hợp để hoạt động kiểm toán đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt, là kết hợp cả 03 loại hình kiểm toán để thực hiện được chức năng xác minh và tư vấn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đối với KTNN nói chung và KTNN khu vực VII nói riêng vẫn chưa áp dụng được, chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách và một số khía cạnh của kiểm toán tuân thủ. Việc kết hợp các loại hình kiểm toán đặc biệt là việc áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động trong hoạt động kiểm toán NSĐP chưa thực sự phát huy hiệu quả, nên các thông tin về hoạt động điều hành, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước mà KTNN cung cấp chưa mang tính toàn diện và hệ thống. Đặc biệt là quản lý thuế thì việc đưa ra ý kiến đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thu các khoản thuế của NSNN còn rất hạn chế. Hiện nay, thông qua các Báo cáo kiểm toán của KTNN khu vực VII đã phát hành, kết quả đối với lĩnh vực kiểm toán thuế mới chỉ đánh giá hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế của cơ quan thuế ở một số mặt:

+ Việc xây dựng dự toán còn thấp, còn chưa đảm bảo bao quát hết nguồn thu trên địa bàn;

+ Đánh giá tiến độ thu thuế (theo quý, theo năm) và tình hình nợ đọng thuế; + Tình hình thực hiện dự toán so với dự toán được duyệt;

+ Số liệu tăng thu thuế qua hoạt động thanh, kiểm tra thuế;

+ Việc chấp hành quy định pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế.

- Thứ ba, Trình tự và phân bổ thời gian kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết chưa hợp lý

Hoạt động kiểm toán thuế gồm kiểm toán tổng hợp tại Cục thuế, Cục Hải quan và kiểm toán chi tiết tại một số huyện (Chi cục thuế, Chi cục hải quan). Thông qua kiểm toán tổng hợp sẽ xác định những nội dung cần làm rõ, cần xác minh tại các đơn vị cơ sở, để thu thập bằng chứng cho các ý kiến kiểm toán. Kiểm toán chi tiết tại một số đơn vị nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán hỗ trợ cho những nhận định, đánh giá đưa ra trong kiểm toán tổng hợp. Nhưng thực tế các cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII đang thực hiện theo trình tự hoàn toàn ngược lại, kiểm toán chi tiết trước, kiểm toán tổng hợp sau. Cách thức kiểm toán này đã bộc lộ những hạn chế cơ bản, không bao quát được những nội dung trọng yếu kiểm toán, không đủ thời gian để kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp, không định hướng rõ được mục tiêu thu thập bằng chứng kiểm toán tại các đơn vị cơ sở.

Thời gian thực hiện kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp chiếm 3/4 thời gian của cuộc kiểm toán, trong khi đó, có những nội dung ở cơ quan tổng hợp chỉ có chức năng tổng hợp số liệu từ các đơn vị cơ sở báo cáo lên nên không lưu trữ hồ sơ có liên quan. Từ đó, dẫn đến những đánh giá của KTV là dựa trên số liệu báo cáo của đơn vị, chứ không xác nhận được số liệu là đúng hay không đúng.

- Thứ tư, Áp dụng phương pháp kiểm toán chưa phù hợp

Hầu hết KTV thực hiện kiểm toán theo kinh nghiệm thuần tuý về kiểm tra kế toán và chủ yếu là kiểm tra chi tiết hồ sơ. Các phương pháp kiểm toán

cơ bản như: phương pháp cân đối, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn ...ít được sử dụng trong quá trình kiểm toán. Mặt khác, giữa các KTV không có sự thống nhất trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán của cùng một nội dung, phần hành kiểm toán. Toàn bộ phương pháp, thủ tục kiểm toán đối với các phần hành đều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của KTV, không có bất kỳ một quy định nào chi phối.

- Thứ năm, các kết luận, kiến nghị kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán thuế còn chưa thực sự phù hợp

Hiện nay cho thấy các kiến nghị trực tiếp đối với NNT chưa nhiều, chưa tương ứng với yêu cầu ngày càng cao khi chuyển sang cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp. Việc này chưa đáp ứng được mục tiêu của kiểm toán thuế là không chỉ dừng lại phát hiện các sai phạm nhằm truy thu cho ngân sách nhà nước mà giúp cho chính người nộp thuế khi chỉ ra các sai sót, tồn tại, yếu kém trong quản lý tài chính, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN, đồng thời kiến nghị với cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt chức năng quản lý thuế nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với hệ thống chính sách thuế ngày một thay đổi. Việc kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan của KTNN khu vực VII đang chỉ chủ yếu thực hiện kiểm toán trên các hồ sơ pháp lý do các cơ quan đó cung cấp. Việc kiểm tra, đối chiếu với các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế còn hạn chế, do đó việc phát hiện các sai sót, gian lận trong việc kê khai thuế của NNT cũng như việc đánh giá công tác quản lý thu của các cơ quan quản lý thuế còn nhiều hạn chế, kết quả kiểm toán về mặt số liệu thấp.

- Thứ sáu, Công tác kiểm soát chất lượng còn nhiều hạn chế

Công tác kiểm soát chưa được bố trí đủ KTV để thực hiện. Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng mới dừng ở việc thực hiện kiểm soát việc ghi chép nhật ký kiểm toán của các kiểm toán viên, biên bản xác nhận số liệu,

biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán khi đã hoàn thành đính kèm nhật ký kiểm toán mà chưa thực hiện đẩy mạnh công tác kiểm soát trực tiếp đối với các Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán. Công tác kiểm soát của Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII mới chỉ thực hiện trên việc soát xét BCKT thông qua phòng tổng hợp, dẫn đến chất lượng công tác thẩm định dự thảo BCKT của KTNN khu vực VII còn hạn chế, công tác thẩm định chủ yếu là xem xét tính tuân thủ về hình thức báo cáo cũng như sự logic trong lời văn, chưa xem xét nhiều đến tính hợp pháp, hợp lý của các số liệu báo cáo cũng như những đánh giá, kiến nghị kiểm toán trong BCKT với bằng chứng kiểm toán. Chính những thiếu sót trên đã dẫn tới tình trạng thiếu căn cứ và rất khó có thể đánh giá chất lượng công việc, trình độ của các kiểm toán viên, đồng thời việc các kiểm toán viên cũng chưa nhận thức được những thiếu sót của bản thân, ảnh hưởng của việc đó đến việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

- Thứ bảy, Việc phối hợp giữa KTNN khu vực VII và đơn vị được kiểm toán còn nhiều bất cập

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTNN khu vực VII gặp phải khó khăn trong việc phối hợp làm việc với đơn vị được kiểm toán, đơn vị được kiểm tra, đối chiếu như: Hồ sơ, tài liệu cung cấp còn chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời, đơn vị chây ì không cung cấp tài liệu cho KTV thực hiện kiểm toán. KTNN và đơn vị chưa phối hợp cung cấp các thông tin về tình hình ngân sách tại địa phương các tỉnh thuộc địa bàn quản lý. Do đó, khi tiến hành kiểm toán mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin, kể cả những thông tin không mang tính trọng yếu.

3.4.2.3. Đối với nội dung lập và phát hành BCKT

- Thứ nhất, Về thể thức và cách trình bày báo cáo kiểm toán: Nhiều báo

cáo kiểm toán còn trình bày dài dòng, lan man, mang tính chất liệt kê, mô tả tình hình, không có ý kiến đánh giá, nhận xét của Đoàn kiểm toán, không phù

hợp với quy chuẩn về lập và trình bày báo cáo kiểm toán.

- Thứ hai, Về nội dung báo cáo kiểm toán: BCKT của Đoàn kiểm toán

mới chỉ tổng hợp được các sai phạm, tồn tại trong quá trình thực hiện kiểm toán của các Tổ kiểm toán đơn lẻ. Một số báo cáo kiểm toán chưa đưa ra được ý kiến rõ ràng và toàn diện về tính trung thực, hợp lý của các số liệu quyết toán trong đó có số liệu về chỉ tiêu thu thuế trên báo cáo quyết toán NSĐP. Còn nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét thiếu sức thuyết phục và chưa rõ ràng, chưa đề xuất được nhiều giải pháp có giá trị giúp đỡ các đơn vị được kiểm toán khắc phục tồn tại phát hiện trong quá trình kiểm toán. Kiến nghị kiểm toán đưa ra còn chưa chỉ rõ đơn vị nào thực hiện hoặc kiến nghị đối với đơn vị không có chức năng thực hiện tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)