Công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán năm của KTNN khu vực VII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 55 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán năm của KTNN khu vực VII

Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN khu vực VII được xây dựng dựa trên quy định tại Quyết định số 03/2017/QĐ-KTNN ngày 21/3/2017 (thay thế

quyết định số 08/2008/QĐ-KTNN ngày 19/12/2008) về lập, thẩm định và ban

KTNN khu vực VII tiến hành thu thập thông tin để xây dựng KHKT năm sau.

* Căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán: Luật Kiểm toán nhà nước;

Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước; Kế hoạch hành động từng giai đoạn của Kiểm toán nhà nước; Kế hoạch kiểm toán trung và dài hạn của Kiểm toán nhà nước; Các văn bản quản lý, điều hành kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước hàng năm, trung hạn, dài hạn của Trung ương và địa phương; thực tiễn quản lý, điều hành kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước trong năm và các thời kỳ trước, sau có liên quan; Yêu cầu thực tiễn và năng lực thực tế của Kiểm toán nhà nước; Các kế hoạch công tác của Kiểm toán nhà nước; Các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan;

* Các bước xây dựng kế hoạch kiểm toán: trước ngày 15 tháng 6 hàng

năm, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau theo những nội dung chủ yếu sau: Đánh giá tình hình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán năm trước; phân tích đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội; tình hình phân bổ, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước và các chủ trương, chính sách quản lý, điều hành kinh tế, xã hội nổi bật trong năm kế hoạch; xác định mục tiêu kiểm toán tổng quát; định hướng xây dựng kế hoạch năm kế hoạch; một số định hướng về phương án tổ chức kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các giải pháp tổ chức thực hiện. Căn cứ vào định hướng này, Thủ trưởng KTNN khu vực VII tiến hành dự kiến kế hoạch kiểm toán năm thông qua việc thu thập thông tin, tài liệu về tình hình thu chi ngân sách của các địa phương (bằng hình thức trực tiếp hoặc

gửi công văn). Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, đơn vị thực hiện

gửi về Kiểm toán nhà nước bao gồm Báo cáo thuyết minh dự kiến kế hoạch kiểm toán năm để Vụ tổng hợp theo dõi, tổng hợp dự kiến kế hoạch của các

quan hữu quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc Hội đối với dự kiến kế hoạch kiểm toán năm. Sau khi hoàn thiện dự kiến kế hoạch kiểm toán năm, Tổng KTNN quyết định ban hành.

* Kết quả xây dựng kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán năm sau

khi được Tổng KTNN phê duyệt và ban hành làm căn cứ cho KTNN khu vực VII thực hiện xây dựng KHKT tổng quát của từng cuộc kiểm toán (tên các đơn vị, tỉnh thành được kiểm toán đã được xây dựng chi tiết trong KHKT năm). Việc lập KHKT hàng năm của KTNN khu vực VII dựa trên việc thu thập thông tin, dự kiến đề xuất chương trình, nội dung kiểm toán tại từng địa phương, đơn vị của các phòng chuyên môn. Phòng Tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp và trình lãnh đạo KTNN khu vực VII xem xét quyết định.

3.2.2. Tổ chức kiểm toán thuế tại Kiểm toán Nhà nước khu vực VII

Căn cứ trên KHKT năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, KTNN khu vực VII triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán NSĐP. Việc thực hiện các nội dung kiểm toán do 03 Phòng (Phòng kiểm toán ngân sách 1, Phòng kiểm toán ngân sách 2, Phòng kiểm toán dự án đầu tư) và một số KTV của Phòng Tổng hợp thực hiện từ tháng 4 đến hết tháng 11 hàng năm. Đợt 1 từ tháng 4 đến tháng 6; đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 9; đợt 3 từ tháng 9 đến tháng 11. Việc tổ chức 01 cuộc kiểm toán NSĐP phải đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục theo quy trình kiểm toán của KTNN.

3.2.2.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán

(1) Khảo sát, thu thập thông tin lập KHKT của cuộc kiểm toán

Trên cơ sở KHKT hàng năm đã được Tổng KTNN giao nhiệm vụ, KTNN khu vực VII thành lập đoàn khảo sát gồm từ 04 đến 08 KTV thực hiện khảo sát trong khoảng từ 5 đến 6 ngày làm việc để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán. Đoàn khảo sát có trách nhiệm thu thập các thông

phương, công tác kế toán, quyết toán; Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định trọng tâm, rủi ro kiểm toán, nội dung kiểm toán... lập kế hoạch và trình KTT xem xét.

Bảng 3.2: Số liệu công tác khảo sát trong giai đoạn 2016 -2018 Năm NS kiểm toán Số Đoàn khảo sát Số lượng KTV thực hiện

Tổng thời gian thực hiện công tác khảo sát trong

năm (ngày làm việc) Tổng số Lĩnh vực kiểm toán thuế 2016 3 18 6 18 2017 3 20 8 21 2018 4 25 10 30

(Nguồn: Văn phòng KTNN khu vực VII)

Theo đó, trong giai đoạn 2016-2018, KTNN khu vực VII đã triển khai thực hiện 10 cuộc khảo sát tại 04 tỉnh (Phú Thọ, Lào Cai, Lai châu, Yên Bái) cụ thể: Năm 2016 thực hiện kiểm toán tại 03 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu với tổng là 18 ngày làm việc, số kiểm toán viên thực hiện là 18 người, trong đó thực hiện trong lĩnh vực kiểm toán thuế là 6 người; Năm 2017 thực hiện kiểm toán tại 03 tỉnh Phú Thọ, Lai Châu, Yên Bái với tổng là 21 ngày làm việc, số kiểm toán viên thực hiện là 20 người, trong đó thực hiện trong lĩnh vực kiểm toán thuế là 8 người; Năm 2018 thực hiện kiểm toán tại 04 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và Phú Thọ với tổng là 30 ngày làm việc, số kiểm toán viên thực hiện là 25 người, trong đó thực hiện trong lĩnh vực kiểm toán thuế là 10 người.

(2) Lập KHKT của cuộc kiểm toán

Nội dung KHKT của cuộc kiểm toán bao gồm:

- Xác định mục tiêu kiểm toán: Căn cứ vào mục tiêu kiểm toán hàng năm của cơ quan KTNN để xác định mục tiêu cụ thể từng cuộc kiểm toán. Mục tiêu của cuộc kiểm toán thường là xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; Đánh giá việc tuân thủ các quy

định của pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công; Đánh giá tính chính xác trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

- Xác định phạm vi và giới hạn kiểm toán

+ Phạm vi kiểm toán: gồm thời kỳ được kiểm toán (năm N); các đơn vị được kiểm toán.

+ Giới hạn kiểm toán: nêu các giới hạn của cuộc kiểm toán như “Không kiểm toán thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan” do Chi cục hải quan Phú Thọ trực thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.

- Xác định nội dung và phương pháp kiểm toán

Nội dung, phương pháp thu thập và phân tích đánh giá thông tin yêu cầu về nội dung và phương pháp được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 06/2016/QĐ-KTNN ngày 2/11/2016 của Tổng KTNN. Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán phải phản ánh được các đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế ngân sách nhà nước tại địa phương; những thông tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá độ mạnh yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ đó, từ đó xác định mục tiêu kiểm toán, trọng yếu, rủi ro, nội dung và phương pháp kiểm toán; xác định phạm vi, đối tượng và giới hạn kiểm toán; kế hoạch nhân sự đoàn kiểm toán; dự kiến kinh phí và các điều kiện vật chất khác. Việc thu thập thông tin kiểm toán của KTNN khu vực VII được khai thác từ nhiều kênh thông tin và được cập nhật liên tục tại khu vực. Hình thức thu thập thông tin chủ yếu được áp dụng tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII hiện nay vẫn là khảo sát trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán (các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Khu vực). Sau khi thu thập được đầy đủ thông tin, tài liệu, Đoàn khảo sát căn cứ vào mục tiêu tổng thể, các hướng dẫn về trọng tâm, nội dung kiểm toán của ngành để tiến hành phân tích, đánh giá

xác định trọng yếu, rủi ro từ đó cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vị kiểm toán để phục vụ cho công tác kiểm toán sau này.

+ Nội dung kiểm toán: nêu chi tiết các nội dung cần kiểm toán thuế tại Cục thuế; Cục Hải quan được kiểm toán.

+ Phương pháp kiểm toán: nêu các phương pháp kiểm toán chủ yếu như chọn mẫu, phỏng vấn, phân tích, so sánh, đối chiếu, yêu cầu giải trình và xác nhận giải trình của nhà quản lý.

- Xây dựng kế hoạch nhân sự đoàn kiểm toán: Xây dựng số lượng

KTV, thành viên khác tham gia Đoàn kiểm toán; Số lượng Tổ kiểm toán tương ứng với các đơn vị được kiểm toán.

- Dự kiến kinh phí và các điều kiện vật chất khác: Căn cứ trên thời gian

thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Đối với công tác khảo sát nội dung kiểm toán thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII thường sẽ được giao cho 2 KTV thực hiện. Trong thời gian khảo sát sẽ thu thập thông tin tại các cơ quan tổng hợp (Cục

thuế và Cục Hải quan) phục vụ cho việc xây dựng các nội dung của kế hoạch

kiểm toán. KHKT sau khi được Đoàn khảo sát lập sẽ được Hội đồng cấp vụ và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán (do Kiểm toán trưởng thành lập) thẩm định trước khi trình Tổng KTNN xét duyệt qua các vụ tham mưu (Vụ Tổng

hợp, Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán, Văn phòng KTNN). Sau

khi KHKT được xét duyệt, Tổng KTNN ban hành Quyết định kiểm toán

(trong đó ghi rõ nội dung kiểm toán, thời gian thực hiện, danh sách đơn vị được kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán).

Hiện nay, với nội dung kiểm toán thuế trong KHKT, KTNN khu vực VII thường bố trí 01 Tổ kiểm toán tiến hành kiểm toán tổng hợp tại Cục thuế và Cục Hải quan. Đối với kiểm toán chi tiết tại các huyện, thường bố trí 2 KTV tiến hành nội dung kiểm toán thuế tại Chi cục thuế huyện (hiện nay

chưa triển khai việc kiểm toán tại Chi cục hải quan đối với kiểm toán chi tiết cấp huyện).

(3) Tổ chức đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trước khi thực hiện kiểm toán

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch được giao, Kiểm toán trưởng lập kế hoạch tiến hành đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực kiểm toán, trong đó có lĩnh vực kiểm toán thuế cho các KTV trong đơn vị. Nội dung đào tạo, tập huấn chú trọng vào trao đổi những vướng mắc cho các KTV để giúp các KTV hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu kiểm toán được phê duyệt.

3.2.2.2. Công tác thực hiện kiểm toán

Khi thực hiện kiểm toán, Đoàn kiểm toán thuộc KTNN khu vực VII được chia ra thành 3 tổ kiểm toán tổng hợp là Tổ kiểm toán thu NSNN, Tổ kiểm toán chi thường xuyên, Tổ kiểm toán chi đầu tư XDCB và 3 Tổ kiểm toán chi tiết tại huyện.

Bảng 3.3: Số cuộc kiểm toán thuế do Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII thực hiện giai đoạn 2016 - 2018

STT

Năm ngân sách kiểm

toán

Các cuộc kiểm toán thuế thực hiện trong năm

Tổng số

Thời gian thực hiện

(từ tháng… đến tháng…) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 (4 - 6) (7 - 9) (9 - 11) 1 2016 3 1 1 1 2 2017 3 1 1 1 3 2018 4 1 2 1

Trong giai đoạn 2016-2018, KTNN khu vực VII đã thực hiện 10 cuộc kiểm toán thuế, trong đó: năm 2016 và năm 2017 thực hiện 3 cuộc kiểm toán thuế chia đều cho 3 đợt trong năm. Năm 2018 thực hiện 04 cuộc kiểm toán thuế, trong đó có 01 cuộc kiểm toán thuế ở đợt 1; có 02 cuộc kiểm toán thuế ở đợt 2 và 01 cuộc kiểm toán thuế ở đợt 3.

Với công tác kiểm toán thuế trong kiểm toán NSĐP, KTNN khu vực VII thực hiện kiểm toán theo phương thức được thể hiện ở bảng số liệu 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Phương thức kiểm toán thuế do Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII thực hiện giai đoạn 2016 - 2018

STT Nội dung công việc Đơn vị được

kiểm toán Thời gian

Số KTV tham gia

1

Triển khai các nội dung kiểm toán và gửi phiếu yêu cầu

cung cấp tài liệu

Cục thuế tỉnh; Cục Hải quan tỉnh 02 ngày đầu cuộc kiểm toán 5-6 2 Kiểm toán chi tiết tại các Chi cục thuế/Chi cục hải quan Kiểm toán tổng hợp công tác quản lý thuế Chi cục thuế/Chi cục hải quan 15-20 ngày giữa cuộc kiểm toán 2 Kiểm tra, đối

chiếu số liệu NNT 3 Kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan tổng hợp cấp Kiểm toán tổng hợp công tác quản lý thuế Cục thuế/ Cục Hải quan 20-25 ngày cuối cuộc kiểm toán 5-6

tỉnh Kiểm tra, đối chiếu số liệu

NNT

(Nguồn: Văn phòng KTNN khu vực VII) (1) Kiểm toán tổng hợp

Công tác kiểm toán thuế tổng hợp tại các cơ quan tổng hợp thường được tiến hành vào thời gian cuối của mỗi cuộc kiểm toán và do 5-6 KTV có kinh nghiệm thực hiện với thời gian khoảng từ 20 - 25 ngày. Kiểm toán thuế tổng hợp trong các cuộc kiểm toán NSĐP thường được tiến hành tại các cơ quan quản lý thuế tổng hợp như Cục thuế, Cục Hải quan với các nội dung kiểm toán chủ yếu gồm:

- Kiểm toán công tác lập và giao dự toán thu thuế của tỉnh (tại Cục thuế và Cục hải quan): kiểm toán viên thu thập các thông tin liên quan đến việc lập và giao dự toán thu thuế, sử dụng các phương pháp kiểm toán phân tích, cân đối, đối chiếu, so sánh để đánh giá việc tuân thủ pháp luật, các quy định của cấp trên (như trình tự, thời gian, thủ tục) trong việc lập và giao dự toán; đánh giá sự hợp lý trong việc xây dựng các chỉ tiêu dự toán thu ngân sách. Ví dụ như: “Xây dựng dự toán năm 2018 (không kể thu sử dụng đất) chưa đảm bảo tỷ lệ tăng tối thiểu 14-16% so với ước thực hiện năm 2017 (chỉ tăng 13%)” hay “Việc xây dựng dự toán thu nội địa của tỉnh và 4/4 huyện được kiểm toán (Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Phù Ninh) chưa đảm bảo tỷ lệ tăng tối thiểu từ 12-14% so với ước thực hiện năm 2017”.

- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu thuế của cơ quan thuế: thông qua các báo cáo tổng hợp và chi tiết các khoản thu thuế KTV sử dụng các phương pháp kiểm toán như phân tích, cân đối, đối chiếu, so sánh, giải trình của nhà quản lý để xác định, đánh giá nguyên nhân việc thực hiện dự toán đạt, không đạt dự toán thu thuế do Trung ương (Bộ Tài chính) giao và dự toán do

địa phương (HĐND tỉnh giao). Ví dụ như: “Có 11/15 chỉ tiêu thu đạt và vượt dự toán Bộ Tài chính giao. Có 04/15 chỉ tiêu thu không hoàn thành dự toán: Thu từ khu vực kinh tế NQD 1.334.125 triệu đồng, đạt 98,1%; Thu từ Xổ số 21.009 triệu đồng (95,5%); Thuế BVMT 1.236.936 triệu đồng (88,4%); Thu từ Phí, Lệ phí 112.227 triệu đồng (93,5%). Nguyên nhân do một số ngành có mức tăng trưởng kinh tế giảm so cùng kỳ và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, tồn kho lớn (như: khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản, dệt may.., trong đó ngành chế biến lâm sản ước giảm thu: khoảng 20 tỷ đồng); Đồng thời thực hiện chính sách gia hạn nộp thuế đối với các công trình XDCB mà nguồn vốn ngân sách còn nợ nên giảm thu ngân sách; Thu thuế bảo vệ môi trường chiếm 20% số thu nội địa đạt 1.236.936trđ, bằng 88,4% dự toán” hay “Có 13/15 chỉ tiêu thu năm 2018 tăng so với năm trước, trong đó một số chỉ tiêu thu đạt kết quả cao: Cấp quyền KTKS (172,4%); Thuế TNCN (139,4%)”

- Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và những quy định trong việc tổ chức thu các khoản thu thuế: thông qua việc kiểm tra chọn mẫu các hồ sơ, các tài liệu do các đơn vị cung cấp, KTV đánh giá công tác quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)