Mục tiêu kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII

Kiểm toán thuế trong phạm vi của một cuộc kiểm toán NSĐP luôn là một phần quan trọng không thể tách rời, do đó mục tiêu kiểm toán thuế không thể tách rời mục tiêu kiểm toán chung đối với kiểm toán NSĐP. Các bằng chứng kiểm toán được thu thập trong lĩnh vực kiểm toán thuế cũng là một phần bằng chứng phục vụ cho công tác kiểm toán NSĐP. Vì thế từ mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp kiểm toán... đến việc tổ chức Đoàn kiểm toán đều phải hướng vào mục tiêu chung của kiểm toán NSĐP. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được thống nhất theo các nguyên tắc nhất định thông suốt trong các Đoàn kiểm toán do KTNN khu vực VII tổ chức thực hiện, đặc biệt là đối với các KTV, các Tổ kiểm toán cần được quán triệt cụ thể trong các cuộc kiểm toán NSĐP, tránh tình trạng chọn mẫu kiểm toán tràn lan, dàn trải, không tuân theo quy tắc chung, không đảm bảo mục tiêu, trọng tâm kiểm toán đã đề ra... trong khi thời gian quy định cho mỗi cuộc kiểm toán có hạn. Mục tiêu kiểm toán cần hướng vào phân tích, tổng hợp, đánh giá tổng thể được

công tác chỉ đạo, điều hành tại địa phương của các cấp ngân sách trong việc quản lý thuế, đảm bảo mục tiêu chung của kiểm toán NSĐP, cụ thể:

(1) Kiểm toán thuế trong kiểm toán NSĐP nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu, báo cáo quyết toán thu NSNN trong báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

(2) Thông qua kiểm toán đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của cơ quan quản lý thuế và các đối tượng nộp thuế trong việc quản lý thu thuế của địa phương;

(3) Qua kiểm toán, kiến nghị với các địa phương được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu thuế cho NSNN, chấn chỉnh những sai phạm phát hiện qua kiểm toán đối với lĩnh vực quản lý thuế.

(4) Thông qua cuộc kiểm toán NSĐP, Kiểm toán nhà nước thực hiện đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu thuế trong quản lý thu ngân sách của địa phương.

(5) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật để bảo đảm quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả việc quản lý các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước.

(6) Thực hiện cung cấp thông tin phục vụ cho công tác điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương và cung cấp thông tin cho việc giám sát, phê chuẩn quyết toán, quyết định dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương.

Do lĩnh vực kiểm toán thuế có tính chất đặc thù, phức tạp và cũng là lĩnh vực mới được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, các sai phạm thường khó phát hiện đầy đủ bởi thời gian thực hiện kiểm toán của cuộc kiểm toán còn bị hạn chế, hơn nữa các khoản thuế bao trùm nhiều lĩnh vực, ngành

nghề khác nhau ...nên việc xác định rõ mục tiêu, phạm vi, giới hạn kiểm toán là rất quan trọng. Từ đó xác định được nội dung kiểm toán và phương pháp kiểm toán phù hợp trên cơ sở nhân sự kiểm toán để tổ chức thực hiện. Việc xác định đó cần xác định rõ tập trung vào kiểm toán tổng hợp hay kiểm tra,đối chiếu, từ đó xây dựng cách thức tổ chức đoàn kiểm toán sao cho phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao. Việc chọn mẫu thực hiện kiểm tra, đối chiếu đối với các nội dung kiểm toán thuế không mang lại tính đại diện cho các phát hiện thông qua kiểm toán do số nộp NSNN của các đối tượng được kiểm toán hiện nay thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu NSNN trên địa bàn của địa phương được kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)