5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Kiểm toán nhà nước khu vực VII
Từ bài học kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước khu vực I và Kiểm toán nhà nước khu vực X, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Kiểm toán nhà nước khu vực VII trong công tác kiểm toán thuế như sau:
- Đối với công tác lập kế hoạch kiểm toán của Đoàn/Tổ kiểm toán: cần bố trí thời gian khảo sát phù hợp để thu thập đầy đủ thông tin đánh giá trọng yếu rủi ro xác định đối tượng và nội dung kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tránh việc hình thức, lan man trong trong việc thu
thập thông tin và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
- Đối với việc thực hiện kiểm toán: Cần chú trọng vào công tác kiểm toán tổng hợp. Dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán tổng hợp để tiến hành phân tích lựa chọn mẫu đảm bảo đủ cả về chất lượng và số lượng kiểm toán chi tiết. Khi lựa chọn được mẫu đầy đủ mang tính đại diện sẽ giúp cho việc đánh giá hoàn hảo hơn.
- Đối với công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán đã được thực hiện: kiểm tra đối chiếu các đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm toán với các bằng chứng kiểm toán do KTV, Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán đưa ra; thực hiện soát xét việc thu thập bằng chứng kiểm toán của KTV, Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán đầy đủ và thích hợp với các đánh giá, nhận xét, kiến nghị.
- Đối với việc bố trí nhân sự của Đoàn kiểm toán: cần giảm tỷ lệ lực lượng KTV (20-30%) không tham gia các Đoàn kiểm toán để thực hiện các công việc trước, trong và sau khi kiểm toán. Kiểm toán trưởng chủ động điều hành lực lượng này và luân phiên để đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ và công việc của từng đợt, từng Đoàn kiểm toán.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII hiện nay đang diễn ra như thế nào?
- Những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII là gì? Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó?
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 từ các báo cáo đã được công bố của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Kiểm toán nhà nước khu vực I, VII, X. Cụ thể là
+ Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, 2018, 2019 của Kiểm toán nhà nước khu vực VII.
+ Báo cáo tổng kết năm 2018 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Kiểm toán nhà nước khu vực I.
+ Báo cáo tổng kết năm 2018 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Kiểm toán nhà nước khu vực X.
+ Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, 2018, 2019 của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Đối tượng điều tra: là kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước khu
toán ngân sách địa phương tại KTNN khu vực VII.
+ Số lượng điều tra: 15 kiểm toán viên.
+ Nội dung điều tra: gồm 2 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là nội dung liên quan đến công tác kiểm toán thuế tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII. Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ đánh giá của KTV tại KTNN khu vực VII đối với nội dung kiểm toán thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương, từ đó sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về hoạt động kiểm toán thuế của KTNN khu vực VII.
+ Thang đo của phiếu điều tra: tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức
độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với hoạt động. kiểm toán thuế tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Điểm bình quân Ý nghĩa
1 - 1,80 Rất kém
1,81 - 2,6 Kém
2,61 - 3,4 Trung bình
3,41 - 4,2 Tốt
4,21- 5 Rất tốt
(Nguồn: Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong Kinh tế & QTKD,
Nguyễn Văn Thắng, 2014)
+ Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2019.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
+ Phương pháp tổng hợp số liệu
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng kiểm toán thuế tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII trong giai đoạn 2016-2018. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán thuế tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII trong thời gian tới.
- Đối với thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là các dữ liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Các thông tin sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước và thông qua quá trình phỏng vấn các đối tượng mà đề tài đã lựa chọn. Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, nếu phiếu điều tra hợp lệ sẽ được nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp,
xử lý. Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tích số liệu. Công cụ xử lý và tính toán: sử dụng phần mềm Excel với công cụ PivotTable để xử lý các số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng thông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Áp dụng phương
toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính gồm lao động nam và lao động nữ. Cơ cấu lao động theo giới tính cho biết số lao động của cơ quan tập trung vào giới tính nào nhiều hơn. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ lao động nam/nữ = Số lượng lao động nam/nữ
× 100% Tổng số lao động
- Cơ cấu lao động theo ngành đào tạo
Cơ cấu lao động theo ngành đào tạo cho biết tỷ lệ số lao động được đào tạo theo từng ngành khác nhau. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ lao động được đào tạo ngành… =
Số lượng lao động được đào tạo
ngành… × 100%
Tổng số lao động
- Cơ cấu lao động theo bậc ngạch cán bộ
Cơ cấu lao động theo bậc ngạch cán bộ cho biết tỷ lệ số lao động theo từng bậc ngạch khác nhau. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ lao động theo
bậc ngạch =
Số lượng lao động theo
bậc ngạch × 100%
Tổng số lao động
- Cơ cấu lao động theo phòng ban
Cơ cấu lao động theo phòng ban cho biết tỷ lệ số lao động theo từng phòng ban trong cơ quan, đơn vị. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ lao động theo
phòng ban =
Số lượng lao động theo
phòng ban × 100%
Tổng số lao động
- Tỷ lệ số kiến nghị đã thực hiện
kiến nghị mà Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra. Tỷ lệ số kiến nghị đã thực hiện = Số kiến nghị đã thực hiện × 100% Tổng số kiến nghị
- Tỷ lệ số kiến nghị điều chỉnh giảm
Chỉ tiêu này phản ánh số kiến nghị điều chỉnh giảm so với tổng số kiến nghị mà Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra.
Tỷ lệ số kiến nghị điều chỉnh giảm =
Số kiến nghị điều chỉnh giảm
× 100% Tổng số kiến nghị
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THUẾ TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII
3.1. Khái quát về Kiểm toán Nhà nước khu vực VII
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Kiểm toán nhà nước khu vực VII được thành lập theo Quyết định số 08/2007/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 của Tổng KTNN. KTNN khu vực VII được giao thực hiện kiểm toán tại 06 tỉnh Tây Bắc. Trải qua 13 năm trưởng thành và phát triển, KTNN khu vực VII đã tiến hành 58 cuộc kiểm toán các loại, trong đó có 40 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP. Theo đó, có thể nói rằng kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP là hoạt động chủ yếu của KTNN khu vực VII. Kết quả kiểm toán trong các năm qua của KTNN khu vực VII đã kiến nghị tăng thu, giảm chi cũng như kiến nghị xử lý các khoản khác hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả được ghi nhận trong những năm qua không những chỉ là những con số tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN, mà còn ở hoạt động của KTNN khu vực VII đã từng bước giúp các địa phương được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính, tài sản công tại địa phương, góp phần sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả hơn, trong đó có công tác quản lý thuế.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Kiểm toán nhà nước khu vực VII là đơn vị trực thuộc KTNN, trụ sở đặt tại thành phố Yên Bái. tỉnh Yên Bái, có chức năng giúp Tổng KTNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đối với 06 tỉnh trên địa bàn theo sự phân công của Tổng KTNN, cụ thể sau đây:
(1) Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
có sử dụng NSĐP hoặc NSTW uỷ quyền;
(3) Các công trình, dự án đầu tư do UBND các cấp trên địa bàn khu vực hoặc do các đơn vị thuộc UBND các cấp trên địa bàn khu vực quản lý làm chủ đầu tư;
(4) Các doanh nghiệp nhà nước do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
(5) Các chuyên đề trên địa bàn (Chuyên đề giảm nghèo; chuyên đề thuốc vật tư y tế; chuyên đề trái phiếu chính phủ ...);
(6) Kiểm toán một số đối tượng khác do trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự uỷ nhiệm của Tổng KTNN;
(7) Các nhiệm vụ đột xuất khác do Tổng KTNN phân công.
3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý
3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của KTNN khu vực VII
(Nguồn: Phòng Tổng hợp KTNN khu vực VII) 3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kiểm toán trưởng: là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước chuyên
KIỂM TOÁN TRƯỞNG
PHÓ KIỂM TOÁN TRƯỞNG
VĂN PHÒNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH 1 PHÒNG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH 2 PHÒNG KIỂM TOÁN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực, thực hiện nhiệm vụ theo sự quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Phó Kiểm toán trưởng: giúp việc cho Kiểm toán trưởng, thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công.
- Văn phòng: Tham mưu, giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện các nhiệm vụ
thuộc nhiệm vụ của văn phòng được quy định trong quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng của KTNN khu vực VII. Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng trong việc quản lý, tổ chức, thực hiện các mặt công tác hành chính; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; công tác quản trị, quản lý xe; quản lý tài chính, kế toán, tài sản; công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua - khen thưởng; tuyên truyền và tin học; lưu trữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán.
- Phòng Tổng hợp: tham mưu, giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện các
nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ của Phòng tổng hợp được quy định trong quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng tổng hợp của KTNN khu vực VII. Có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác như: Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch