Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 92 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Thứ nhất, tính pháp lý để thực hiện kiểm toán

Mặc dù KTNN cơ bản đã ban hành các quy trình kiểm toán theo từng lĩnh vực, thuận tiện cho việc áp dụng thực hiện trong hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, để biên soạn chi tiết, cụ thể cho từng nội dung sát với thực tế nhất thì còn cần thời gian để chỉnh sửa, hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng trình tự thực hiện theo quy trình kiểm toán lại phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi kiểm toán viên, cũng như công tác soát xét, kiểm tra của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán.

- Thứ hai, Loại hình kiểm toán hoạt động còn khá mới mẻ đối với Kiểm toán nhà nước Việt Nam

Hiện nay, các quy định nghiệp vụ đối với kiểm toán hoạt động như Chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, hệ thống tiêu chí đánh giá ...chưa đầy đủ. KTNN chưa xây dựng hoặc hướng dẫn cụ thể cách xây dựng các tiêu chí để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong việc kiểm toán việc quản lý thu thuế tại địa phương được kiểm toán. Mặt khác, cơ sở vật chất còn nhiều

thiếu thốn, trình độ Kiểm toán viên còn chưa đồng đều nên dẫn đến việc triển khai vận dụng loại hình kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán nhà nước nói chung và Kiểm toán nhà nước khu vực VII nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ ba, Chưa chú trọng vào việc khảo sát lập KHKT

Hiện nay, khi thực hiện khảo sát thu thập thông tin lập KHKT còn bố trí ngắn ngày, ít KTV tham gia do đó dẫn đến việc thông tin thu thập được còn thiếu, không đủ cơ sở để đánh giá về HTKSNB, cũng như xác định các trọng tâm, rủi ro, nội dung kiểm toán, dẫn đến khó khăn cho KTV khi tiến hành thực hiện kiểm toán.

- Thứ tư, Sự phối hợp giữa cơ quan giám sát ngân sách của địa phương (Hội đồng nhân dân) và Kiểm toán nhà nước khu vực VII trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán còn hạn chế

Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán, do sự phối hợp giữa cơ quan KTNN khu vực VII với HĐND các cấp còn hạn chế, không có tính thường xuyên, liên tục nên Đoàn kiểm toán, KTV chưa nắm bắt được hết những vấn đề HĐND cần làm rõ đối với khoản thu thuế của NSNN trên báo cáo quyết toán của địa phương. Đồng thời KTV chưa có được những thông tin kịp thời về những vấn đề trọng yếu trong quá trình giám sát và điều hành NSĐP để xác định mục tiêu kiểm toán phù hợp.

Mặt khác, KTNN khu vực VII chưa chủ động theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị, những thông tin thay đổi về pháp luật đối từng khoản thu thuế của NSNN trên địa bàn, cũng như tình hình kiểm toán tại các địa phương một cách liên tục. Do vậy, khi kiểm toán năm sau hầu như không thể sử dụng được các tài liệu kiểm toán những năm trước và phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán.

VII đang áp dụng còn bộc lộ nhiều yếu kém

Hệ thống các văn bản quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán hiện đang được quy định bởi nhiều văn bản khác nhau, chưa có tính tập trung, thống nhất làm cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán còn gặp không ít khó khăn. Hiện nay, KTNN đã ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Quyết định số 558/QĐ-KTNN ngày 22/3/2016. Theo đó, đã xác định rõ ràng nội dung, trình tự và trách nhiệm kiểm soát chất lượng cho Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN và các chức danh của KTNN khu vực VII như Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên. Nhưng, trong quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, việc áp dụng kiểm soát chất lượng trong Đoàn kiểm toán còn chưa được chú trọng, chủ yếu việc kiểm soát chất lượng kiểm toán do Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện (Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán này do Kiểm toán trưởng thành lập và có nhiệm vụ giúp việc cho Kiểm toán trưởng đối với công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán)

Chất lượng cán bộ thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nhất là những cán bộ có kinh nghiệm kiểm toán NSĐP nói chung và kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán thuế nói riêng còn hạn chế vì vậy cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động kiểm tra kiểm soát. Tổ kiểm soát chỉ được bố trí 01 người thực hiện kiểm soát lĩnh vực kiểm toán thuế nên việc đảm bảo soát xét toàn diện các nội dung phát sinh của Đoàn kiểm toán là không khả thi.

- Thứ sáu, Năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như số lượng cán bộ, kiểm toán viên hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán thuế KTNN khu vực VII còn hạn chế, đặc biệt là Tổ trưởng Tổ kiểm toán.

Một trong số những nguyên nhân rất quan trọng, có tính ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kiểm toán thuế của KTNN khu vực VII hiện nay đó

là thiếu kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán thuế (đặc biệt là vị trí Tổ trưởng Tổ kiểm toán). Ngoài ra, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của KTV trong lĩnh vực kiểm toán thuế còn hạn chế (do đây cũng là nội dung mới được chú trọng) nhất là khả năng phân tích tổng hợp và đánh giá vĩ mô. Trong lĩnh vực kiểm toán thuế yêu cầu cao việc xét đoán nghề nghiệp của KTV, mà nội dung này thì cần những KTV có dày dặn kinh nghiệm mới đảm bảo việc xét đoán nghề nghiệp chính xác được.

- Thứ bảy, Điều kiện về trang thiết bị làm việc của KTV thực hiện trong lĩnh vực này còn chưa đầy đủ

Điều kiện về trang thiết bị làm việc của KTV hiện nay còn hết sức thiếu thốn, như chưa trang bị đầy đủ máy tính với những tính năng cao, có thể tích hợp được phần mềm đang được sử dụng tại đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán chỉ căn cứ trên hồ sơ, tài liệu bằng giấy do đơn vị chiết xuất từ phần mềm cung cấp. Do đó, hoạt động kiểm toán có thể tiềm ẩn việc thiếu tính chính xác của số liệu.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THUẾ TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII

4.1. Định hướng, mục tiêu kiểm toán thuế tại Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thuế tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)