5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện kiểm toán
hoạch kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nội dung kiểm toán thuế, cần đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán, trong đó lựa chọn số lượng đối tượng kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro thuế đảm bảo nguyên tắc: Các đánh giá phải gắn liền với quá trình thực hiện cơ chế tự khai thuế, tự nộp thuế, các đối tượng chọn mẫu phải đại diện được cho tổng thể.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán được xem là một khâu không thế thiếu trong quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán đạt được mục tiêu đề ra, đáp ứng độ tin cậy của các đối tượng sử dụng thông tin được kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán phải được thực hiện từ cấp Đoàn kiểm toán đến Kiểm toán trưởng, chứ không đơn thuần chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào việc kiểm soát chất lượng của Kiểm toán trưởng như hiện nay. Một số biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán, cụ thể:
- Ở cấp Tổ kiểm toán cần chú trọng việc tự kiểm soát trong nội bộ Tổ kiểm toán đối với các giai đoạn thực hiện kiểm toán. Các Kiểm toán viên là người trực tiếp thực hiện kiểm soát chất lượng của các kết quả kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của chính mình đảm bảo bằng chứng đầy đủ và thích hợp.
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm giám sát tiến độ công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp KTV áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán; soát xét lại tính đầy đủ, thích hợp và tin cậy của bằng chứng kiểm toán, những nhận xét đánh giá của KTV đối với các nội dung kiểm toán được giao.
- Trưởng đoàn kiểm toán xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, làm căn cứ để Tổ kiểm toán thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, mọi thay đổi so với kế hoạch kiểm toán chi tiết phải có ý kiến của Trưởng đoàn kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán cần tham gia trực tiếp với các Tổ kiểm toán để xem xét xác định các trọng yếu
chưa được xác định trong kế hoạch kiểm toán và điều chỉnh kế hoạch kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị được kiểm toán.
- Xây dựng hệ thống các phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán thống nhất trong Đoàn kiểm toán như: phương pháp kiểm tra; phương pháp đối chiếu, xác nhận; phương pháp phỏng vấn từ đơn vị được kiểm toán; …
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin của Kiểm toán nhà nước, trong đó, bao gồm những quy định bắt buộc trình tự các khâu thu thập, lưu trữ, khai thác thông tin về đối tượng kiểm toán và các đối tượng liên quan để phục vụ kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán.