5. Bố cục của luận văn
1.4.1. Về chủ trương của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định việc xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển của doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự trong lịch sử phát triển của doanh nghiệp Việt Nam phải chờ tới năm 1990, khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời, đã tạo ra cơ hội cho đội ngũ những người kinh doanh phát triển. Quan điểm của của Đảng về phát triển doanh nghiệp và doanh nhân liên tục được nhắc tới thông qua các văn kiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XI.
Trong mô hình kinh tế thị trường hiện đại, doanh nghiệp được coi là nền tảng, là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường. Vì vậy, cùng với quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, tất yếu Đảng ta phải có quan điểm phát triển doanh nghiệp, cả về số lượng và chất lượng, cả về không gian và lĩnh vực đầu tư. Những chuyển biến này giúp giải quyết nhiều vấn đề được xem là rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Diện các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá mở rộng hơn và thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu và chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá được.
Đại hội XI là Đại hội có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng lớn về phát triển kinh tế là: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.