5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Đối với Nhà nước
Tiếp tục các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước, hình thành khung pháp lý đồng bộ đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này trong điều kiện kinh tế thị trường.
Trong điều kiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa đang còn yếu, nhà nước vẫn cần hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sau khi đã thực hiện chuyển đổi sắp xếp lại,…
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, Nhà nước cho phép VNPT và các DN viễn thông khác được quyền chủ động trong việc định giá cước dịch vụ của mình theo yêu cầu thị trường để đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà khai thác.
Ban hành hệ thống chính sách về cạnh tranh sản phẩm dịch vụ viễn thông, chính sách cấp phép kinh doanh đối với các DN đăng ký cung cấp dịch vụ BCVT. Hình thành hệ thống pháp luật về viễn thông đủ hiệu lực và tạo môi trường quản lý thuận tiện cho sự hoạt động của DN viễn thông; tạo một hành lang pháp lý quy định cụ thể hơn về các hoạt động Viễn thông để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông như trong thời gian vừa qua.
Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn sản xuất kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói chung.
Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với thị trường tiền tệ phát triển các doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.