Về chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Về chính sách của Nhà nước

Quán triệt quan điểm của Đảng, các chính sách đều hướng tới bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thực hiện cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chính phủ coi vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các doanh nghiệp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn,

các chính sách cũng hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp; đặc biệt có sự hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay nỗi lo của các doanh nghiệp là phải trả lãi cao cho các khoản vay sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Nhà nước cũng đã có nhiều cố gắng từ các chính sách tiền tệ phù hợp nhằm hạ lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại.

Song song với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển bền vững các doanh nghiệp nhà nước còn lại; trong đó chú trọng các biện pháp quản lý tài chính theo hướng kinh tế thị trường, tạo nên các tập đoàn doanh nghiệp lớn xứng đáng là trụ cột kinh tế, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi đến thời hạn thực hiện toàn diện các cam kết mở cửa thị trường theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triển này rất cần một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, trong đó có cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Vướng mắc hiện nay về quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường?

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp? - Những thách thức và cơ hội đối với hoạt động của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone?

- Có những biện pháp nào để phát huy những tích cực và khắc phục hạn chế trong việc quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone?

- Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho công tác quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone, cụ thể nghiên cứu công tác quản lý tài chính trong mối quan hệ các bộ phận phòng ban của Công ty, theo hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Nguồn gốc tài liệu: có thể lấy các dữ liệu từ

+ Số liệu từ Website và phòng tài chính - kế toán tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone để đánh giá công tác quản lý tài chính với tư cách là địa bàn nghiên cứu.

+ Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, phòng kinh doanh cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty từ giai đoạn năm 2010 đến nay.

+ Thu thập thông tin từ các Báo cáo sơ kết, tổng kết kỳ, năm của Công ty, các bản báo cáo trong hội thảo giữa các Công ty trên cùng địa bàn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Thông tin từ các tạp chí khoa học, sách vở như: Giáo trình liên quan đến vấn đề quản trị tài chính...

+ Số liệu của một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý tài chính nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.

+ Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Doanh nghiệp, về việc hoàn thiện công tác quản lý đối với các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Vinaphone.

- Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng

trong .

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích TC nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý:

Về điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu).

- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tình toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chi tiêu phân tích.

- Khi xác định vị trí của DN thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Về kỹ thuật so sánh

- So sánh về số tuyệt đối: để thấy sự biến động của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số tương đối: để thấy kỳ thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu.

2.2.4.2. Phương pháp hệ số

Hệ số TC được tính bằng cách đem do trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này cho một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với yếu tố, chỉ tiêu khác.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số TC (Phương pháp phân tích DUPONT)

Mức sinh lời của VCSH là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và hệ số lãi ròng.

2.2.4.4. Phương pháp Ma trận SWOT

Trên cơ sở trao đổi với lãnh đạo công ty, học viên có những nhận định về điểm mạnh - điểm yếu - Cơ hội - thách thức đối với Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone và hình thành bảng ma trận SWOT như sau:

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S): Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguy cơ) Điểm yếu (W) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ Luận văn sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là báo cáo tài chính, trong đó quan trọng nhất là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong 3 năm gần đây; tập trung phân tích sâu hơn ở năm 2012; so sánh với các năm trước.

2.3. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

- Uy tín của DN với bạn hàng, nhà đầu tư, ngân hàng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể như: Nhà đầu tư, ngân hàng hoàn toàn tin tưởng vào tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp, họ hoàn toàn hài lòng với kết quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, và không ngần ngại khi cấp thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp phục vụ vào sản xuất kinh doanh... Tất cả những nhân tố đó nhằm tạo dựng hình ảnh, lòng tin đối với nhà đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp khác.

- Chế độ, quy trình, cách thức quản lý tài chính được xây dựng và thực hiện đầy đủ, khoa học phần nào đánh giá được hiệu quả trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp không.

- Sự đóng góp của quản lý tài chính vào quá trình phát triển chung của doanh nghiệp, được thể hiện qua một số mặt như: Vốn của doanh nghiệp được luân chuyển một cách nhịp nhàng hay không; có hiện tượng thiếu vốn bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không; cơ cấu nguồn vốn như thế nào có phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không; và có tạo ra công ăn việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp không...

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

* Chỉ tiêu về kết cấu tài chính, phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an tinh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.

Bởi vậy, yêu cầu đặt ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải chính xác và toàn diện. Có đánh giá chính xác thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp trên tất cả các mặt mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai. Việc đánh giá chính xác và toàn diện còn giúp các nhà quản lý có các kế sách thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính; về an ninh tài chính cùng những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.

(1) Tổng tài sản của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. trong từng loại tài sản đó lại bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tác động không giống nhau đến quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một cách chung nhất, tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng thể hiện tổng số vốn của doanh nghiệp và việc phân bổ vốn để hình thành nên tài sản như thế nào. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng, giảm vốn, phân bổ vốn như thế nào từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Như vậy, phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn gồm những nội dung như: Phân tích cơ cấu của tài sản, phân tích sự biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích sự biến động của nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

(2) Tổng số nguồn vốn: Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp. Chỉ tiêu "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần "Nguồn vốn".

(3) Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tài

trợ =

Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn

"Vốn chủ sở hữu" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400), còn "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng nguồn vốn" (Mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.

(4) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn

sinh lợi.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn

"Tài sản dài hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Tài sản dài hạn" (Mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán. Cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính riêng cho từng bộ phận tài sản dài hạn (nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định đã và đang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư; bởi vì, tài sản cố định (đã và đang đầu tư) là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Khác với các bộ phận tài sản dài hạn hạn, doanh nghiệp không thể dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây chính là điều kiện cần thiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức sau:

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định =

Vốn chủ sở hữu

Tài sản cố định đã và đang đầu tư

Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)