5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty Dịch vụ Viễn
thông Vinaphone
3.2.3.1. Quá trình hoạch định tài chính của Công ty
Hoạch định tài chính là điều kiện tiền đề để Công ty tiến hành các quyết định tài chính chuẩn xác và khoa học. Phân tích môi trường, điều kiện của hoạt động tài chính và những vấn đề, cơ hội có thể gặp phải.
Quá trình hoạch định tài chính của Công ty chủ yếu tập trung vào việc lựa chọn phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch tài chính của Công ty đuợc xây dựng dựa trên các yếu tố.
Kế hoạch mục tiêu trong năm của Công ty.
Các kết quả phân tích và dự báo môi trường (xem xét tình hình, thực trạng của nguồn tài chính công ty; điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức).
Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn.
Kế hoạch hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty.
Nắm bắt sự tiến bộ khoa học công nghệ.
Sự biến động của thị trường, như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường taì chính-tiền tệ.
Quy trình hoạch định kế hoạch tài chính của Công ty được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường, nhiệm vụ của bước này là: Phân tích môi trường bên ngoài để tìm hiểu những cơ hội và thách thức đối với Công ty.
Phân tích môi trường bên trong để thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của Công ty, từ đó phát huy các điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu. Cụ thể là bộ phận tài chính của Phòng kế toán - tài chính của Công ty đã tiến hành phân tích thực trạng của Công ty trong những năm gần đây và đặc biệt là kết quả hoạt động tài chính năm 2013, để từ đó rút ra nhũng bất cập còn tồn tại và tìm cách khắc phục, làm cơ sở cho việc hoạch định tài chính năm 2014.
Bước 2: Xác định mục tiêu quản lý tài chính.
Sau khi tiến hành phân tích, Ban Lãnh Đạo của Công ty đã đi đến thống nhất về mục tiêu hoạt động tài chính năm 2014 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khoảng 110% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 80%.
Bước 3: Đưa ra các phương án thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Bước 4: Tiến hành phân tích - đánh giá và nhận định để lựa chọn ra phương án tối ưu nhất.
Bước 5: Thể chế hoá kế hoạch tài chính bằng văn bản, phổ biến xuống toàn thể các phòng ban, cán bộ công nhân viên trong Công ty.
3.2.3.2. Phân tích quá trình quản lý tài chính tại Công ty
Để có thể hiểu được tình hình tài chính của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone cũng như có cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của Công ty, ta sẽ phân tích sơ qua về tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 3.1: Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty Vinaphone năm 2012 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 1/1/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 6,516,214,646 32.05 2,656,849,196 15.25 3,859,365,450 145.26 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 84,960,560 1.30 85,900,291 3.23 -939,731 (1.09) 1. Tiền 84,960,560 100.00 85,900,291 100.00 -939,731 (1.09) III. Các khoản phải thu NH 5,933,518,393 91.06 1,676,351,899 63.10 4,257,166,494 253.95 1. Phải thu của khách hàng 207,740,336 3.50 901,954,311 53.80 -694,213,975 (76.97) 2. Trả trước cho người bán 1,088,087 0.02 51,609,652 3.08 -50,521,565 (97.89) 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 5,125,965,572 86.39 4,129,498 0.25 5,121,836,074 124,030.48 5. Các khoản phải thu NH khác 634,648,793 10.70 735,621,557 43.88 -100,972,764 (13.73) 6. Dự phòng các khoản phải
thu khó đòi -35,924,395 -0.61 -16,963,119 -1.01 -18,961,276 111.78 IV. Hàng tồn kho 251,904,462 3.87 337,760,125 12.71 -85,855,663 (25.42) V. Tài sản ngắn hạn khác 245,831,231 3.77 556,836,881 20.96 -311,005,650 (55.85) 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 59,478,359 24.19 39,447,807 7.08 20,030,552 50.78 2.Thuế GTGT được khấu trừ 169,950,629 69.13 497,596,275 89.36 -327,645,646 (65.85) 4.Tài sản ngắn hạn khác 16,402,243 6.67 19,792,799 5.86 -3,390,556 (17.13) B. Tài sản dài hạn 13,812,883,931 67.95 14,759,411,162 84.75 -946,527,231 (6.41) II. Tài sản cố định 13,802,968,719 99.93 14,690,622,986 99.53 -887,654,267 (6.04) 1.TSCĐ hữu hình (GTCL) 10,828,409,477 78.45 11,982,207,582 81.56 -1,153,798,105 (9.63) 3.TSCĐ vô hình (GTCL) 107,688,117 0.78 121,841,334 0.83 -14,153,217 (11.62) 4.Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 2,866,871,125 20.76 2,586,574,070 17.52 280,297,055 10.84 V. Tài sản dài hạn khác 9,915,212 0.07 68,788,176 0.47 -58,872,964 (85.59) 1.Chi phí trả trước dài hạn 9,915,212 100 68,788,176 100 -58,872,964 (85.59)
Tổng tài sản 20,329,098,577 100 17,416,260,358 100 2,912,838,219 16.72
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Vinaphone năm 2012)
Cụ thể, xem xét từng loại TS ta thấy:
* Tài sản ngắn hạn
TSNH của DN tại thời điểm cuối năm đạt gần 6.516 tỷ đồng tăng so với đầu năm gần 3,859 tỷ đồng (tương ứng tăng 145,26%) là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh, dù các chỉ tiêu TSNH còn lại đều giảm. Cụ thể:
- Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2012 giảm 1,09% và tỷ trọng giảm 1,93%. Là do tiền giảm mà cụ thể là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Điều này có thể lý giải do các năm vừa qua nguồn vốn
đầu tư từ Tập đoàn không đủ cho vốn kinh doanh của DN nên DN phải huy động thêm từ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, để kết luận xem lượng vốn bằng tiền như thế có hợp lý hay chưa cần xem xét mối tương quan của nó với các khoản nợ đến hạn thông qua hệ số khả năng thanh toán tức thời sẽ đề cập ở phần sau.
- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh, tăng 253,95%; tỷ trọng tăng 27,06% so với đầu năm. Là do phải thu nội bộ tăng mạnh trong khi các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm. Tức là nguồn vốn bị các đối tượng bên ngoài chiếm dụng đã giảm. Xem xét chi tiết ta thấy:
+ Phải thu của khách hàng giảm 694 tỷ đồng. Vinaphone là DN kinh doanh dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin trong đó có các sản phẩm dịch vụ trả sau như cước dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, 3G, Internet...thực hiện theo hợp đồng và thanh toán vào ngày 30 hàng tháng nên phát sinh khoản bị khách hàng chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi. Phải thu khách hàng giảm đồng thời tỷ trọng trong các khoản phải thu ngắn hạn giảm cho thấy trong năm DN đã chú trọng công tác thu hồi nợ (giảm thời hạn thu hồi Cước viễn thông từ phía khách hàng...), giảm khoản tín dụng cho khách hàng, tăng cường các biện pháp quản lý thu hồi nợ tốt, tránh việc chiếm dụng vốn của khách hàng quá lâu. Nhưng DN cũng cần phải xem xét việc giảm tín dụng thương mại cho khách hàng, tránh việc quá thắt chặt tín dụng gây khó khăn cho khách hàng và có thể mất đi những khách hàng lớn. Và DN vẫn cần tiếp tục quản lý, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, đưa ra các biện pháp hợp lý thu hồi vốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao khả năng thanh toán.
Để đánh giá chính xác hơn về công tác quản lý nợ phải thu, ta sẽ xem xét số dư bình quân các khoản phải thu trong mối quan hệ với số dư bình quân DTBH và CCDV trong kì thông qua so sánh “kỳ thu tiền trung bình” của năm nay và năm trước trong phần “tốc độ luân chuyển các khoản phải
thu” ở phần sau.
+ Trả trước cho người bán giảm gần 51 tỷ đồng.
- Hàng tồn kho của công ty cuối năm cũng giảm đi so với số đầu năm là 85,8 tỷ đồng. Trong khoản mục HTK thì 2 khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu là hàng hóa và nguyên vật liệu. Tỷ trọng hàng hóa cao là do đặc thù lĩnh vực kinh doanh của Vinaphone là dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, hàng hóa là các sản phẩm như điện thoại di động, điện thoại cố định, sim thẻ điện thoại...Về cuối năm, nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ ngày càng tăng nên việc tăng hàng hóa như vậy là hoàn toàn hợp lý, ngoài ra cũng có thể do chính sách kinh doanh của DN tăng tích trữ để áp dụng cho các chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, DN cũng cần phải xem xét phương án kinh doanh hợp lý để dự trữ HTK kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tránh việc dự trữ quá lớn gây ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN. Nguyên liệu, vật liệu đặc thù của Vinaphone là dây thuê bao, dây mạng cáp quang, các thiết bị lắp đặt...Việc giảm này là do trong kì DN đã xuất dùng thực hiện đồng lắp đặt hệ thống mạng nội bộ cho một vài cơ quan lớn. Mức nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối năm 2012 được duy trì tương đối hợp lý đảm bảo cho HĐKD trong năm 2013.
* Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định (TSDH khác chiếm tỷ trọng không đáng kể). TSDH cuối năm 2012 đạt 13.813 tỷ đồng giảm gần 1.068 tỷ đồng, đồng thời tỷ trọng giảm 16,8% so với đầu năm nhưng vẫn giữ ở mức cao. Cụ thể là:
- TSCĐ cuối năm giảm so với đầu năm 887 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng chiếm gần như tuyệt đối 99,93% trong TSDH (tăng 1,21%) cho thấy cơ cấu vốn dài hạn của công ty tập trung đầu tư vào TSCĐ phục vụ cho nhu cầu SXKD, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù SXKD của Vinaphone là dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin. Trong TSCĐ:
+ TSCĐ hữu hình giảm đi 1.154 tỷ đồng là do trong năm DN tiếp tục trích khấu hao các loại TS và tiến hành thanh lý các máy móc đã hết thời hạn sử dụng. Trong năm, công ty còn chú trọng vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị tăng lên vào cuối kỳ chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty rất được quan tâm. Tuy nhiên tỷ lệ tăng còn thấp nên TSCĐ hữu hình vẫn giảm.
+ TSCĐ vô hình giảm 14 tỷ đồng.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 280 tỷ đồng do trong năm công ty đang tiếp tục hoàn thành các dự án đầu tư đang thực hiện.
Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của công ty Vinaphone năm 2012 Đơn vị tính: 1000 đồng Nguồn vốn 31/12/2012 1/1/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 14,457,152,288 71.12 12,833,147,846 73.68 1,624,004,442 12.65 I. Nợ ngắn hạn 14,147,946,962 97.86 12,531,617,147 97.65 1,616,329,815 12.90 1. Vay và nợ ngắn hạn - - 28,936,858 0.23 -28,936,858 -100.00 2. Phải trả người bán 1,120,803,260 7.92 1,836,643,045 14.66 -715,839,785 -38.98 3. Người mua trả tiền trước 6,868 0.00 126,748,954 1.01 -126,742,086 -99.99 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 456,565 0.00 5,258,900 0.04 -4,802,335 -91.32 5. Phải trả người lao động 52,939,726 0.37 73,794,800 0.59 -20,855,074 -28.26 6. Chi phí phải trả 829,489,234 5.86 1,197,152,294 9.55 -367,663,060 -30.71 7. Phải trả nội bộ 12,058,598,594 85.23 9,166,738,438 73.15 2,891,860,156 31.55 9. Các khoản phải phải nộp NH khác - - 96,343,858 0.77 -96,343,858 -100.00 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi - - 41,182,428 0.33 -41,182,428 -100.00 II. Nợ dài hạn 309,205,325 2.14 316,726,666 2.35 -7,521,341 -2.37 4. Vay và nợ dài hạn 309,205,325 100.00 311,014,276 98.20 -1,808,951 -0.58
Nguồn vốn 31/12/2012 1/1/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - 5,712,390 1.80 -5,712,390 -100.00 B. Vốn chủ sở hữu 5,871,946,294 28.88 4,583,122,512 26.32 1,288,823,782 28.12 I. Vốn chủ sở hữu 5,871,946,294 100.00 4,583,122,512 100.00 1,288,823,782 28.12 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,943,785,504 101.22 4,931,376,782 107.60 1,012,408,722 20.53 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -18,471,611 -0.31 -39,964,478 -0.87 21,492,867 -53.78 8. Lợi nhuận sau thuế chưaphân phối -53,367,598 -0.91 -308,299,792 -6.73 254,932,194 -82.69
Tổng nguồn vốn 20,329,098,577 100.00 17,416,260,358 100.00 2,912,838,219 16.72
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Vinaphone năm 2012)
Qua sự phân tích tình hình tài sản ta thấy, cuối năm so với đầu năm tổng tài sản tăng, nên theo nguyên tắc cân đối tài sản và nguồn vốn thì nguồn vốn cũng tăng như tài sản để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào số liệu của BCĐKT tại thời điểm 31/12/2012, ta lập bảng tính toán cơ cấu và sự biến động của NV (bảng 3.2). Qua bảng tính toán ta thấy:
Nhìn chung:
- Về sự biến động: Qui mô NV của DN cuối năm so với đầu năm tăng 2.913 tỷ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 16,72% là do Nợ phải trả tăng 1.624 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,65% và VCSH tăng 1.288,8 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 28,12%.
- Về cơ cấu NV: Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm tỷ trọng NPT trong tổng NV tương đối lớn và có xu hướng giảm (lần lượt là 73,68% và 71,12%). Hệ số nợ có xu hướng giảm về cuối năm chứng tỏ DN đã giảm dần sự phụ thuộc về mặt TC.
Cụ thể, đi sâu phân tích ta thấy:
NPT cuối năm so với đầu năm tăng là do NNH tăng và NDH giảm, trong đó chủ yếu là do NNH tăng. Tỷ trọng NPT trong tổng NV tăng cho thấy cơ cấu NV của DN chủ yếu sử dụng nguồn vốn đi vay. Điều này góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn , khuếch đại tỷ suất sinh lời nếu DN hoạt động kinh doanh tốt nhưng cũng khá mạo hiểm, mức độ độc lập tự chủ về TC không cao. Để hiểu rõ tại sao NPT biến động như vậy chúng ta tiến hành phân tích các khoản mục sau:
- NNH tăng 1.616tỷ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 12,90%. NNH chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong nợ phải trả của DN và tăng nhanh làm cho tỉ trọng NNH trong tổng NPT tăng (tỉ trọng NNH đầu năm và cuối năm tương ứng là 97,53% và 97,86%). NNH tăng đồng nghĩa với nghĩa vụ thanh toán NNH của DN tăng.
+ Vay và nợ ngắn hạn=0. Năm 2012, DN không huy động vốn bằng hình thức vay nợ ngắn hạn. Điều này sẽ làm tăng tính tự chủ, giảm bớt sự căng thẳng về TC trong ngắn hạn của công ty do lãi suất ngân hàng năm 2012 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
+ Phải trả người bán giảm 715,840 triệu đồng, tương ứng giảm 38,98% là do trong năm DN đã thanh toán bớt các khoản tín dụng với nhà cung cấp. Việc giảm này làm giảm 1 lượng vốn bổ sung NVNH cho hoạt động SXKD của DN mà không phải trả lãi, tuy nhiên qua đó thể hiện DN đã chú trọng tới thời hạn của các khoản phải trả người bán để thanh toán kịp thời, giữ uy tín đối với nhà cung cấp để có thể tận dụng NV tín dụng thương mại này trong các năm tiếp theo.
+ Người mua trả tiền trước tại thời điểm cuối năm 2012 đạt gần 7 triệu đồng giảm mạnh so với cuối năm 2011 là 126.742 triệu đồng.
+ Phải trả nội bộtăng 2.948.248 triệu đồng chủ yếu là do công ty phải trả về Tập đoàn BCVT. Như đã đề cập trong đặc thù kinh tế của công ty, có những khoản công ty sau khi quyết toán phải trả về Tập đoàn Viễn thông Việt Nam.
+ Phải trả người lao động giảm 20.855 triệu đồng. Trong các khoản phải trả người lao động không có khoản nào quá hạn thanh toán, chứng tỏ công ty đã quan tâm tới quyền lợi của nhân viên. Đây là khoản chiếm dụng vốn không mất chi phí nhưng công ty cần phải thanh toán lương cho công nhân đúng hạn để đảm bảo đời sống cho CBCNV, tạo động lực cho họ hăng say sản xuất.
+ Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác và quỹ khen thưởng