5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Các giải pháp đồng bộ
Trong giai đoạn tới DN cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho tương xứng với những nhiệm vụ SXKD đã đề ra và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường:
- Triển khai các dự án đầu tư theo chỉ đạo và định hướng chung của Tập đoàn đối với các dự án tập trung, chủ động lập và thực hiện các dự án được phân cấp để nâng cao năng lực mạng lưới, hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, nhà trạm, thiết bị.
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo hoạt động tốt. - Lập các dự án cải tạo, qui hoạch, nâng cấp mạng cáp nội hạt, thực hiện việc ngầm hóa để đảm bảo qui hoạch, mỹ quan đô thị và an toàn mạng lưới.
Về tổ chức sản xuất
Công ty cần phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt nhằm giảm đầu mối tổ chức, giảm nhân lực quản lý, bộ máy hoạt động linh hoạt hơn. Đây cũng là xu hướng mà nhiều đơn vị trong Tập đoàn đã thực hiện có hiệu quả.
Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải xây dựng văn hóa DN. Văn hoá DN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá DN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của công ty. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Văn hóa DN quyết định sự trường tồn của DN, là một tài sản lớn của DN, vì vậy Vinaphone cần phải xây dựng Văn hóa DN cho đơn vị mình. Để xây dựng văn hóa DN thành công, cần phải thực hiện những việc sau đây:
- Xây dựng cẩm nang Văn hóa Vinaphone với những nội dung cụ thể về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh; các qui định chi tiết về văn hóa ứng xử với khách hàng, văn hóa giao tiếp nội bộ, văn hóa hội họp, học hành, văn hóa lễ hội...
- Lập kế hoạch hành động nhằm sớm đưa văn hóa DN đã xây dựng vào thực tế đời sống của DN và trở thành ý thức thường xuyên của nhân viên trong toàn công ty.
- Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa: Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Mọi hành vi của lãnh đạo là tấm gương để nhân viên noi theo.
Về Marketing
Trong thời gian tới Vinaphone cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường bằng các cách như: Tự tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin, ứng dụng CNTT vào công tác nghiên cứu thị trường, quản trị quan hệ khách hàng (CRM).
Song song với đó, Công ty cũng cần đa dạng hóa kênh phân phối bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp, đặc biệt là chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng, phải coi chăm sóc khách hàng là một bộ phận cấu thành của sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Về nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là cốt lõi của mọi vấn đề. Vì vậy, Công ty cần phải xây dựng cơ chế đãi ngộ, khuyến khích đối với những lao động chất lượng cao, xây dựng qui chế tuyển dụng lao động phù hợp, linh hoạt, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian, tạo sự năng động, chống sức ì do nhàm chán trong công việc.
Đồng thời tăng cường đào tạo cho đối tượng lãnh đạo, quản lý, chuyên gia và đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, các kỹ năng mềm khác cho cán bộ công nhân viên.