Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích TC nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý:

Về điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu).

- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tình toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chi tiêu phân tích.

- Khi xác định vị trí của DN thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Về kỹ thuật so sánh

- So sánh về số tuyệt đối: để thấy sự biến động của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số tương đối: để thấy kỳ thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu.

2.2.4.2. Phương pháp hệ số

Hệ số TC được tính bằng cách đem do trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này cho một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với yếu tố, chỉ tiêu khác.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số TC (Phương pháp phân tích DUPONT)

Mức sinh lời của VCSH là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và hệ số lãi ròng.

2.2.4.4. Phương pháp Ma trận SWOT

Trên cơ sở trao đổi với lãnh đạo công ty, học viên có những nhận định về điểm mạnh - điểm yếu - Cơ hội - thách thức đối với Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone và hình thành bảng ma trận SWOT như sau:

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S): Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguy cơ) Điểm yếu (W) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ Luận văn sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là báo cáo tài chính, trong đó quan trọng nhất là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong 3 năm gần đây; tập trung phân tích sâu hơn ở năm 2012; so sánh với các năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)