5. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản nhà nước tại một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Quản lý tài sản nhà nước tại Trung quốc
Ở “Trung Quốc, việc quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan nhà nước rất chặt
chẽ; tài sản được xác định rõ quan hệ về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản,
thực hiện quản lý quyền sở hữu tài sản một cách cụ thể, rõ ràng”.
Chính “phủ quản lý tài sản nhà nước thông qua Bộ Quản lý công sản (được
thành lập từ năm 2003); nhiệm vụ của Bộ Quản lý công sản là: Đại diện chủ sở hữu tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc; ngăn ngừa và kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý, sử dụng tài sản nhằm tránh mọi hư hỏng, mất mát tài sản
Nội dung quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan nhà nước gồm:
- Qui định cụ thể tiêu chuẩn, định mức cho từng chức danh trong việc sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, phương tiện đi lại.
- Qui định về quản lý tài sản: Các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản phải đăng ký với cơ quan quản lý tài sản nhà nước; việc quản lý tài sản được qui định rõ giới hạn, quyền hạn, trách nhiệm; sử dụng tài sản phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, định mức và các chế độ do Nhà nước qui định.
- Các đơn vị sử dụng tài sản nhà nước có thể được phép sử dụng một bộ phận tài sản để kinh doanh (với điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao) dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Quản lý công sản và được phân chia thu nhập với Nhà nước khi sử dụng tài sản để kinh doanh.
1.4.1.2. Quản lý tài sản nhà nước tại Cộng hoà Pháp
Ở Cộng hoà Pháp:“Tài sản nhà nước là toàn bộ các tài sản bao gồm động sản và
bất động sản cấu thành tài sản của Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương.”
Mục tiêu quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng; thực hiện việc quản lý gắn với trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng tài sản nhà nước; phân cấp rất sâu trong việc quản lý tài sản nhà nước cho Bộ, Ngành và các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản nhà nước.
Chính phủ Pháp quản lý tài sản nhà nước thông Bộ Kinh tế - Tài chính và Bộ Công nghiệp là các cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và định giá tài sản, bán chuyển nhượng tài sản, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật về quản lý tài sản.
Chính phủ Pháp ban hành Luật Công sản để quản lý tài sản nhà nước. Theo Luật Công sản nghiêm cấm việc sử dụng TSNN mà không có giấy phép hợp pháp trong các cơ quan nhà nước. Những tài sản không cần thiết hoặc sử dụng không hiệu quả thì được phép bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê tài sản thông qua cơ quan quản lý Tài sản nhà nước (cơ quan này là người đại diện duy nhất của Chính phủ). Chính phủ Pháp sử dụng Bảng Tổng hợp tài sản công (TGPE) để quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước; Bảng Tổng hợp tài sản nhà nước được sự hỗ trợ của phần mềm máy tính do cơ quan quản lý công sản thiết lập và cập nhật theo qui định.
1.4.1.3. Quản lý tài sản nhà nước tại Canada
Ở Canada, việc quản lý TSNN nhằm mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế dài hạn cho Chính phủ thông qua bộ máy quản lý chuyên ngành đó là:
(1). Công ty quản lý đất đai, bất động sản Canada. Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ và hoạt động theo phương thức tự chủ tài chính, có chức năng chủ yếu là bán, cho thuê bất động sản là nhà, đất; định giá tài sản; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản và khuyến khích thuê tài sản.
(2). Trung tâm quản lý phương tiện vận tải để quản lý các loại xe ôtô của cơ quan Chính phủ và cho các cơ quan Chính phủ thuê xe theo hợp đồng kinh tế.
Ở Canađa Chính phủ đã thực hiện đổi mới công tác quản lý tài sản bằng cách không giao trực tiếp cho đơn vị quản lý, sử dụng mà để cho thuê tài sản theo các tiêu chuẩn, định mức cụ thể đối với các tài sản là trụ sở làm việc, phương tiện đi lại để phục vụ nhiệm vụ được giao và phải sử dụng đúng mục đích. Việc đầu tư, mua sắm đối với tài sản là máy móc, trang thiết bị phương tiện làm việc trong cơ quan do bộ phận chuyên trách mua sắm tài sản thực hiện. Các đơn vị được giao tài sản phải thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và sử dụng theo tiêu chuẩn định mức một cách tiết kiệm có hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ được giao. Khi có nhu cầu bán, thanh lý tài sản, các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản có văn bản đề nghị bộ phận chuyên trách xem xét, quyết định làm thủ tục bán, thanh lý tài sản.