5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính,
nhà nước Trung ương và Kho bạc nhà nước tỉnh về quản lý tài sản nhà nước
4.3.1.1. Đối với các cấp Trung ương
Mặc dù, đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như: “Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017[20], Luật NSNN năm 2015[21] và việc ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật như Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công[6]; Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp[24]; Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam[25]; Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng tài sản công tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công….” Nhưng nhìn chung giữa các văn bản ban hành còn nhiều điểm chưa thống nhất và đồng bộ; hiệu lực văn bản (tính ổn định của văn bản) thấp, việc bổ sung, sửa đổi văn bản thi hành thường xuyên dẫn đến khó khăn cho đối tượng thực hiện là KBNN các cấp và cán bộ thực thi công vụ. Vì thế, khi sửa đổi, bổ sung Trung ương cần hoàn thiện khung pháp lý, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công cho đồng bộ trong triển khai thực hiện mang tính khả thi, tránh chồng chéo. Đặc biệt, là việc nghiên cứu sửa đổi “Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dung máy móc, thiết bị” cho phù hợp với thực tế.
Theo đó, KBNN cần sửa đổi, bổ sung “Quyết định số 1418/QĐ-KBNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Tổng giám đốc KBNN về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản trong hệ thống KBNN” có tính chiến lược, ổn định lâu dài để KBNN các cấp áp dụng trong quản lý, sử dụng tài sản được thuận lợi.
4.3.1.2. Đối với KBNN tỉnh
KBNN các tỉnh, thành phố do Trung ương quản lý, cần nghiên cứu xây dựng, sửa đổi Quy chế quản lý tài chính; Quy chế khoán chi; Quy chế quản lý, sử dụng tài sản; Quy chế quản lý sử dụng xe ô tô theo định hướng của KBNN trên cơ sở thực tế của địa phương, đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản công khai, minh bạch, tiết kiệm, thiết thực hiệu quả.
Trên cơ sở phân cấp: Việc uỷ quyền kiểm tra, kiểm toán nội bộ, áp dụng công nghệ thông tin, mua sắm tài sản tập trung cho các đơn vị, các nguồn vốn vay nước ngoài, nguồn viện trợ thuộc Kho bạc Nhà nước thuộc thẩm quyền của Trung ương. Từ đó, KBNN tỉnh cần xây dựng quy chế phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tập trung tại địa phương để phù hợp với cơ chế quản lý Kế toán nội bộ tập trung.
Đối với KBNN Thái Nguyên: Cần hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng tài sản theo mô hình quản lý hệ thống chất lượng theo “Quyết định số 313/QĐ-KBTN ngày 30 tháng 10 năm 2015 của KBNN Thái Nguyên về việc ban hành hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 áp dụng tại KBNN Thái Nguyên” [17].