Thực tiễn kinh nghiệm quản lý tài sản nhà nước tại một số kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Thực tiễn kinh nghiệm quản lý tài sản nhà nước tại một số kho bạc Nhà

nước tỉnh, thành nước ta

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Phú Thọ

Kho bạc Nhà nước Phú Thọ thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên bằng vốn nhà nước cho KBNN tỉnh và các huyện, thị, gồm:

trụ sở làm việc, nhà phụ trợ, các trang thiết bị như bàn, ghế,“tủ làm việc của cơ quan

và cán bộ, công chức, viên chức; vật tư, công cụ, dụng cụ; máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

các sản phẩm công nghệ thông tin gồm máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm;”

phương tiện vận chuyển như ô tô và các loại tài sản khác.

Tất cả các tài sản nêu trên được đầu tư mua sắm bằng kinh phí NSNN cấp trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan.

KBNN Phú Thọ đã tính toán lựa chọn ưu tiên các tài sản để đầu tư và có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn thích hợp để tránh thất thoát lãng phí vốn; phân loại tài sản theo hình thức đầu tư XDCB và theo hình thức mua sắm tài sản thông thường, đảm bảo hàng năm đều được đầu tư, mua sắm, sửa chữa tránh dàn trải, lãng phí. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí trên cơ sở nắm chắc nguồn cung cấp tài sản, vật tư để tiết kiệm chi phí vận chuyển, cung cấp vật tư, hàng hoá… Tiến hành thống kê, phân định rõ tài sản hữu hình và tài sản vô hình để tiến hành quản lý chặt chẽ, đầy đủ, tránh bỏ sót.

KBNN Phú Thọ đã tiến hành giáo dục cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan nhân thức rõ tài sản nhà nước là tài sản chung của cơ quan, trên cơ sở đó lãnh đạo KBNN tỉnh thực hiện phân bổ tài sản cho các đơn vị chuyên môn, bộ phận chuyên quản và cá nhân trong KBNN cùng sử dụng. Các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ chấp hành các quy định tại quy chế quản lý sử dụng tài sản của đơn vị nhằm sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Không cho phép bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào ngoài cơ quan Kho bạc Nhà nước sử dụng tài sản khi chưa có ý kiến của người có thẩm quyền. Cấm đấu nối hệ thống cấp điện, cấp nước, điện thoại, mạng internet…ra ngoài Kho bạc Nhà nước; không được gây cản trở việc vận hành, sửa chữa tài sản trong phòng làm việc…Nghiêm cấm sử dụng tài sản không đúng mục đích; làm thất thoát, hư hỏng gây thiệt hại về TSNN. Các trường hợp làm mất, hỏng tài sản, người quản lý tài sản phải báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị biết để tiến hành xử lý.

Thực hiện phân cấp rõ ràng nhiệm vụ quản lý đối với tài sản nhà nước trong hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ. Khi tài sản đưa vào sử dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, công bằng hiệu quả trong khai thác sử dụng tài sản. Tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc Nhà nước Phú Thọ được quản lý bằng hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước.”

Cáccơ quan Kho bạc Nhà nước tiến hành lập thẻ TSCĐ, “hạch toán kế toán

Kho bạc Nhà nước cấp trên để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và trên sổ sách kế toán; báo cáo tình hình quản lý sử dụng TSNN

định kỳ theo quy định”. “Quản lý TSNN được phân loại, đánh mã số theo nhóm

chủng loại, dùng số hiệu để quản lý theo mã số tài sản. Mã số tài sản được dán vào tài sản và ghi vào hồ sơ, sổ theo dõi tải sản cố định của cơ quan Kho bạc Nhà nước. Phòng Hành chính - Quản trị chịu trách nhiệm cấp phát mã số tài sản, hướng dẫn nơi dán số hiệu tài sản.

Kho bạc Nhà nước thực hiện định kỳ việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản theo quy định. Các tổ chức, cá nhân sử dụng TSNN phải có trách nhiệm theo dõi và thông báo kịp thời các tài sản hư hỏng với cán bộ Hành chính để xem xét, sửa chữa. Đồng thời trong quá trình sử dụng TSNN không được làm sai lệch thiết kế hiện trạng trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa TSNN. Trường hợp cần thiết phải thay đổi thiết kế thì cá nhân thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa đề xuất phương án và tiến hành sau khi được đồng ý của người có thẩm quyền.

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Hải Dương

Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương giao cho Phòng Tài vụ và Văn phòng là cơ quan tham mưu giúp giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh quản lý công tác tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị dự toán trực thuộc. Kho bạc Nhà nước huyện, thị, các phòng nghiệp vụ là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản sau khi hoàn thành công tác đầu tư, mua sắm trang bị cho Kho bạc Nhà nước huyện hoặc Phòng nghiệp vụ. Tiến hành phân cấp để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp trong quản lý tài sản nhà nước góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, cơ quan Kho bạc Nhà nước trực tiếp mua sắm lập danh mục tài sản và giá cần mua sắm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở mức giá được phê duyệt, đơn vị mua sắm theo phân cấp quy định (bao gồm danh mục, giá tài sản, số lượng tài sản và các chi phí khác có liên quan). Đối với các loại vật tư, hàng hóa phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của các đơn vị nhưng không thể mua sắm một lần như: Văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng... đơn vị thực hiện mua sắm căn cứ thông báo giá của đơn vị cung cấp và nhu

cầu thực tế về khối lượng vật tư, hàng hóa cần sử dụng của đơn vị mình để thực hiện mua sắm theo quy định.

Tiến hành quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm hàng năm theo quy định; đồng thời thông qua quyết toán làm căn cứ quan trọng để lập dự toán (kế

hoạch vốn) và tổ chức thực hiện dự toán của năm tiếp theo.”

Kho bạc Nhà nước tỉnh thường xuyên tiến hành công tác hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước. Thông qua hoạt động này để lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp đánh giá và làm rõ việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời giúp lãnh đạo Kho bạc Nhà nước nắm bắt, phân tích, đánh giá và xác định được tính hiệu quả việc sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước...; giúp đơn vị tăng cường năng lực quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị được chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)